Các bước lập kế hoạch kinh doanh

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình? Cho dù bạn định bán sản phẩm hay dịch vụ, kế hoạch kinh doanh là một phần quan trọng của cả quá trình. Nếu bạn đang tự hỏi ở đâu và làm thế nào để bắt đầu, chúng tôi đang ở đây hướng dẫn bạn thông qua những gì cần có để lập một kế hoạch kinh doanh vững chắc.

SOẠN TÀI LIỆU KẾ HOẠCH KINH DOANH

Khi bạn chắc chắn có thể tạo ra một kế hoạch kinh doanh từ đầu, sử dụng một mẫu có sẵn sẽ giúp ích cho bạn trong việc có được một khởi đầu tuyệt vời. Nếu bạn tự soạn sẵn tài liệu, có một số phần bạn nên đưa vào. Bạn cũng phải chắc chắn rằng tài liệu được định dạng dễ đọc và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một mẫu cho trước, các phần và định dạng sẽ có sẵn cho bạn sử dụng. Đây là một cách thuận tiện để đảm bảo rằng bạn bao quát được các thông tin cần thiết và có một tài liệu được thiết kế tốt.

Một lý do chính đáng khác để sử dụng mẫu có sẵn là một số mẫu kế hoạch kinh doanh có bao gồm các mẹo giúp bạn với các chi tiết cần thiết cho từng phần.

Cho dù bạn quyết định soạn tài liệu theo cách nào, bạn nên bao gồm các phần bên dưới để biết kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh được trình bày như thế nào.

MỤC LỤC

Mục lục không phải là một phần cần thiết; tuy nhiên, nó giúp cho người đọc biết được tổng thể kế hoạch kinh doanh của bạn. Bảng tiện dụng này cho phép các nhà đầu tư, cán bộ cho vay và những người khác chuyển trực tiếp đến các phần cụ thể. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Nếu bạn đang sử dụng mẫu kế hoạch kinh doanh, nhiều mẫu sẽ có mục lục. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mục lục cụ thể nếu bạn đang viết ra kế hoạch của mình trong Microsoft Word.

TÓM TẮT DỰ ÁN

Nhiều người cho rằng bạn nên viết tóm tắt dự án cuối cùng. Phương pháp này cho phép bạn hoàn thành kế hoạch của mình và sau đó đánh dấu các phần quan trọng nhất trong bản tóm tắt. Điều này tương tự như cách một số nhà văn viết giới thiệu hoặc thậm chí là đặt tiêu đề cho tác phẩm của mình sau khi hoàn tất phần nội dung.

Bạn nên đưa vào bản phần tóm tắt dự án những mô tả triển vọng về doanh nghiệp của mình, những gì bạn sẽ làm hoặc bán, cách bạn dự định thực hiện và tương lai bạn trông mong ở việc kinh doanh. Bạn cũng có thể đưa vào các mục tiêu và trở ngại cụ thể mà bạn muốn có được hoặc dự định khắc phục, nếu có.

Hãy nhiệt thành và rõ ràng. Hãy nhớ rằng, tóm tắt dự án là giới thiệu về doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn làm cho nó chuyên nghiệp và súc tích.

MÔ TẢ DOANH NGHIỆP

Phần mô tả doanh nghiệp là nơi bạn sẽ nghiên cứu chi tiết về công ty của mình. Bạn có thể làm thật kỹ phần này hoặc chia thành từng phần. Điều quan trọng là giữ cho nó được logic và đầy đủ thông tin.

Hãy chắc chắn phần này có bao gồm ít nhất các mục sau đây:

  • Tình trạng pháp lý
  • Địa điểm kinh doanh.
  • Khung giờ mở cửa
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Mục tiêu và mục đích.

Bạn cũng có thể bao gồm các mục tùy chọn sau:

  • Triết lý kinh doanh của bạn.
  • Quan điểm của bạn về ngành.
  • Điểm mạnh của công ty bạn.
  • Lý lịch cá nhân liên quan phục vụ cho doanh nghiệp của bạn.

ĐỘI NHÓM VÀ TỔ CHỨC

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp của bạn, bạn có thể hoặc không cần sơ đồ tổ chức hoặc thông tin chi tiết cho nhóm của mình. Ví dụ: nếu công ty bạn có một chủ sở hữu duy nhất, bạn có thể chỉ cần nêu ra kinh nghiệm, lý lịch của riêng mình và kế hoạch tuyển dụng nhân viên trong phần mô tả kinh doanh ở trên.

Nếu doanh nghiệp của bạn có một nhóm, thì sẽ thật hữu ích nếu có điều này như một phần riêng biệt. Bạn có thể thêm vào sơ đồ tổ chức, bảng có chức vụ và tên hoặc một đoạn mô tả ngắn cho từng thành viên trong nhóm. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các công cụ này để có một bức tranh tổng thể, hoàn chỉnh. Chỉ cần nhớ thêm vào các chi tiết cho nhóm của bạn vì chúng có liên quan đến doanh nghiệp.

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

Bạn đang bán gì? Cho dù bạn có một sản phẩm đầy tính sáng tạo hay dịch vụ tiện ích mà rất nhiều người cần đến, kế hoạch kinh doanh của bản vẫn nên bao gồm tất cả những thông tin dưới đây.

Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách chi tiết. Sau đó, thêm vào các thông tin về giá và mọi khoản phí áp dụng. Bạn có thể liệt kê các lợi thế so với đối thủ cạnh tranh, điều làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo và tại sao bạn lại thấy được nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ này trên thị trường.

Nếu bạn đang bán một sản phẩm, bạn nên bao gồm các chi tiết để kiểm soát hàng tồn kho, nhu cầu hệ thống an ninh, hoặc nếu có kế hoạch kiểm toán.

Bạn có thể bao gồm chi tiết sản xuất, nhà cung cấp và đặt hàng.

KẾ HOẠCH MARKETING

Bất kể nếu bạn đang bán một sản phẩm hay một dịch vụ, bạn sẽ cần một kế hoạch marketing để tiếp thị sản phẩm. Phần này bao gồm các chi tiết liên quan đến ngành, sự cạnh tranh, những phân tích và đối tượng mục tiêu.

Bạn nên xem xét sử dụng đồ thị và biểu đồ để hiển thị sự tăng trưởng và phân khúc thị trường như là một phần của việc phân tích. Điều này cho phép bạn đưa ra một cái nhìn rõ ràng cho thấy nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngay bây giờ và trong tương lai.

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ trực quan để mô tả đối tượng mục tiêu của mình. Sau đó, giải thích cách bạn định tiếp cận họ và các yếu tố nhân khẩu học khác nhau bao hàm trong đó.

Tiếp theo, bạn nên thêm chi tiết của đối thủ cạnh tranh. Mô tả xem họ có đang làm những gì bạn định làm hay không, những điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì, thị phần họ đang có trong tay và cách bạn mong đợi để tham gia vào cuộc chơi.

Điều này là tùy chọn, bạn có thể thêm bất kỳ chi tiết xúc tiến thương mại hoặc quảng cáo nào mà bạn đã lên sẵn kế hoạch. Bạn có thể mô tả các chiến dịch quảng cáo, theo dõi tiến độ và ngân sách quảng cáo.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Phần này cho thấy chiến lược của bạn để thực hiện kế hoạch. Một phần quan trọng của phần này là hiển thị rõ ràng các mốc quan trọng của bạn. Sử dụng một công cụ trực quan đẹp mắt vạch ra từng cột mốc, ngày bắt đầu và ngày kết thúc có thời lượng và mọi chi phí liên quan.

Ngoài ra, bạn có thể bao gồm chi tiết sản xuất, vị trí, thiết bị, nhân sự, pháp lý và chi tiết chính sách tín dụng khi áp dụng. Hãy nghĩ về phần này là khu vực mà bạn sẽ giải thích cách bạn định thực hiện kế hoạch của mình.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn rất quan trọng; tuy nhiên, lên kế hoạch tài chính là một trong những phần quan trọng nhất. Hầu hết mọi kế hoạch kinh doanh mà bạn thấy, cho dù các mẫu có sẵn hay kế hoạch hoàn chỉnh đều bao gồm ít nhất các mục tài chính sau đây. Hãy chắc chắn thời gian bạn bỏ ra cho bản kế hoạch của mình được đầu tư vào đúng chỗ và sát với thực tế.

  1. Chi phí ban đầu và nguồn vốn - Bao gồm chi phí cố định và hàng tháng cùng với tài sản và trợ cấp.
  2. Dự báo doanh số - Đưa ra dự báo cả ngắn hạn và dài hạn (ví dụ: 3 năm).
  3. Dự báo lợi nhuận và thua lỗ - Phân chia rõ ràng khoản thu và chi phí.
  4. Dòng tiền - Đưa ra con số về dòng tiền ra vào mỗi tháng hoặc mỗi năm.
  5. Ngân sách - Cho thấy ngày bắt đầu và ngày kết thúc, ngân sách và khoản dư trên mỗi mặt hàng kinh doanh.
  6. Bảng cân đối - Đưa ra con số chính xác tài sản và nợ phải trả.
  7. Phân tích hòa vốn - Bao gồm chi phí cố định và biến đổi với điểm hòa vốn bằng đơn vị sản phẩm và tiền.

PHỤ LỤC

Tương tự như mục lục, phụ lục không phải là một phần bắt buộc của kế hoạch kinh doanh, nhưng nó là một phần hữu ích. Phần này nên liệt kê các tài liệu hỗ trợ của bạn và các mục khác được tham chiếu trong kế hoạch của bạn.

Dưới đây là các doanh mục bạn nên liệt kê:

  • Tài liệu quảng cáo.
  • Bản sao của hợp đồng cho thuê
  • Thư giới thiệu hoặc hỗ trợ.
  • Bản vẽ và hình ảnh địa điểm kinh doanh.
  • Báo cáo tín dụng và báo cáo tài chính.
  • Các tài liệu liên quan khác.

Để nhắc lại lý do tại sao bạn cần một kế hoạch kinh doanh, hãy xem các báo cáo này từ Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ:

Lập một kế hoạch kinh doanh là một trong những bước quan trọng nhất bạn sẽ thực hiện vì kế hoạch này là bản đồ dẫn đường cho những năm đầu bạn bước vào kinh doanh … Một kế hoạch thấu đáo cũng giúp bạn có góc nhìn rõ hơn , suy nghĩ khách quan về các yếu tố then chốt của doanh nghiệp và đưa ra quyết định dựa trên những nguyên tắc cơ bản

Bạn đã sẵn sàng để tạo kế hoạch kinh doanh của mình chưa?

Khởi đầu việc kinh doanh có thể vừa thú vị vừa quá tải. Tuy nhiên, việc có kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn đi đúng hướng và cung cấp các mục cần thiết cho luật sư, kế toán và nhân viên cho vay. Ngay cả những người đang vận hành một doanh nghiệp trong tay ở thời điểm hiện tại cũng có thể sử dụng các kế hoạch này để phát triển công ty của họ.

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 

Category