Khung lý thuyết về chuyển đổ số cho Doanh nghiệp

 

Khung lý thuyết chuyển đổi số (Digital transformation framework). Nguồn: BCG

Chúng ta đã cùng đi qua khá nhiều nội dung từ phía bên ngoài như: các xu hướng công nghệ chủ đạo theo mức độ chắc chắn và tác động mạnh mẽ tới kinh doanh (big data, cloud, IoT, AI, v.v.), phân tích vòng đời cạnh tranh ngành, danh mục chuyển đổi, nên đi trước hay theo sau khi đổi mới sáng tạo, các bài học thành công thất bại, nhìn lại lịch sử sự đột phá, và 3 định luật quan trọng về tốc độ tăng trưởng công nghệ, v.v.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích rõ hơn cách thức mà doanh nghiệp có thể giải quyết các thách thức trong chuyển đổi số với khung lý thuyết (framework) của BCG. Để dễ hơn, ta sẽ chia ra thành các khối nền tảng (building blocks) để doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt trong hành trình chuyển đổi nhiều rủi ro này.

Chúng ta có thể thấy Mô hình chuyển đổi số cho doanh nghiệp gồm 3 tầng chính chia thành 7 khối nền tảng:

Tầng 1: Bảng chiến lược

1. Chiến lược được thúc đẩy bởi số hóa (Strategy Driven by Digital)

Tầng 2: Hai nền tảng quan trọng

2. Số hóa phần lõi (Digitize the Core)

3. Tăng trưởng số mới (New Digital Growth)

Tầng 3: các yếu tố khả dụng (The Core Enablers)

4. Con người và tổ chức (People & Organization)

5. Dữ liệu và phân tích (Data & Analytics)

6. Công nghệ (Technology)

7. Hệ sinh thái (Ecosystems)

Mô hình này sẽ bắt đầu với thứ sẽ xác định phương pháp tiếp cận tổng thể của một doanh nghiệp, không chỉ hướng tới kỹ thuật số mà là ở đâu và làm thế nào để tối ưu hóa việc tạo ra giá trị, chính là chiến lược của doanh nghiệp. Trong bài viết chi tiết về chiến lược, chúng ta sẽ thảo luận về nguyên tắc chiến lược đã biến đổi sâu sắc thế nào, trong bối cảnh các tiến bộ công nghệ gần đây, phác thảo một cách tiếp cận thực tế để xây dựng chiến lược theo môi trường kinh doanh mà họ đang hoạt động.

Lớp thứ hai trong mô hình là hai nền tảng quan trọng mà các doanh nghiệp cần quản lý ở cấp độ tổng thể trong chuyển đổi kỹ thuật số: Số hóa phần lõi và tạo ra tăng trưởng kỹ thuật số mới. Chúng ta sẽ có được hướng dẫn toàn diện về cách nỗ lực triển khai số hóa chứ không phải là quá trình tự động hóa, với đích đến là thiết kế trải nghiệm của khách hàng. Sau khi xem xét số hóa phần lõi, ta sẽ xem xét thêm về điều cốt lõi với doanh nghiệp, thứ tạo ra giá trị tương lai, sự tăng trưởng. Làm thế nào để tìm được những thị trường liền kề mới? Làm sao để quản trị phân bổ nguồn lực với kinh doanh chủ đạo?

Cuối cùng, lớp thứ ba, chúng ta sẽ xem xét những yếu tố khả dụng – những thứ giúp doanh nghiệp có khả năng triển khai và thành công trong chuyển đổi số, gồm 4 nội dung. Đầu tiên là con người và tổ chức. Chúng ta sẽ không dừng ở cấu trúc mà sẽ nói cả về văn hóa, quản trị và việc thích ứng với cách làm việc mới. Tại sao cần có nó trong kỷ nguyên số? Làm sao để nhân rộng ra cho toàn doanh nghiệp? Điều kiện tiên quyết thứ hai chúng ta đã đề cập là dữ liệu và phân tích. Mặc dù dữ liệu lớn và phân tích nâng cao là thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh doanh nhưng nhiều nhà quản lý vẫn hiểu sai nó. Nhân tố khả dụng thứ ba là công nghệ, xương sống của sự chuyển đổi số. Chúng tôi sẽ xem làm sao để công nghệ có thể sẵn sàng cho chuyển đổi số và cách giải quyết những khó khăn chung như hệ thống CNTT kế thừa (legacy) cồng kềnh mà hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải.

Một công ty khó có thể tự quản lý tất cả các khối xây dựng đó, và không cần phải làm thế, bởi nhân tố thứ tư, hệ sinh thái. Những đơn vị hay yếu tố nào trong hệ sinh thái có thể hỗ trợ cho chuyển đổi số của công ty, và làm sao để xây dựng khung hợp tác đúng?

NGUỒN THAM KHẢO

Week 4 Introduction khóa học Digital Transformation trên Coursera