Bạn xứng đáng là người "Lãnh Đạo" hay "Lãnh Đạn"?

Một người lãnh đạo không biết thưởng phạt phân minh thì khó thuyết phục thuộc cấp.

Người ta không sợ lãnh đạo nghiêm khắc, chỉ sợ lãnh đạo không có tầm nhìn. Người lãnh đạo chân chính, vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn, phải tính xa hơn, lâu dài hơn, vì vậy xuất phát từ lợi ích chung, nhiều khi phải chấp nhận hy sinh những lợi ích nhỏ, cục bộ, có thể có những quyết định phải một thời gian dài sau này mọi người mới có thể hiểu ra.

Người lãnh đạo thực sự phải chịu áp lực tứ bề, họ làm việc vì trách nhiệm và danh dự, luôn phải tự đấu tranh giữa cái đầu lạnh và trái tim nóng, phải vượt qua chính mình.

Thừa nhận lỗi thì dễ nhưng để hiểu được nó mới là điều khó.

Đứng trên đỉnh cao, rất nhiều khi người lãnh đạo phải biết chấp nhận cô đơn, nhiều chuyện không thể san sẻ, bộc lộ. Có một câu nói được nhiều người biết đến, thiết tưởng, rất phù hợp với tình cảnh của người lãnh đạo: “Cái cây tìm sự cô đơn ở trên cao, ngọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất”

Xác định rằng thành công của tổ chức không thôi thì chưa đủ, nên những nhà lãnh đạo có sức hút cũng nhận trách nhiệm của họ là giúp đỡ những người khác thành công ở cấp độ cá nhân. Họ học cách để khuyến khích và hỗ trợ mỗi người tiến tới mục tiêu. 

Tính kiên định
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm.

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người khác.

Lãnh đạo là chủ động – giải quyết vấn đề, nhìn về phía trước, và không được hài lòng với những thứ như là họ đang có.

(Sưu tầm)