Nguyễn Hiến Lê là cái tên quen thuộc trong lòng bạn đọc yêu sách, ông chính là người đầu tiên dịch và đặt tên cho cuốn sách Đắc Nhân Tâm nổi tiếng thế giới. Bản thân ông cũng là một tác giả kỳ cựu và thành công và là một dịch giả đa tài. Cùng tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp và những ấn phẩm của Nguyễn Hiến Lê qua bài viết sau đây bạn nhé!
Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984) quê ở Quốc Oai, Sơn Tây, Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nên được lĩnh hội tư tưởng Nho giáo từ thuở thiếu thời, đồng thời sinh ra trong bối cảnh đặc biệt của đất nước, ông đã được tiếp thu nền văn minh Tây phương qua ghế nhà trường.
Và đã trở thành một học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, dịch giả, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập của Việt Nam.
Sau đây là đúc kết 15 điều người xưa dạy mà tác giả Nguyễn Hiến Lê muốn gửi gắm đến độc giả:
Người xưa đã đúc kết, truyền lại nhiều kinh nghiệm giúp ta tu thân, biết cách đối nhân xử thế , chính là kho tàng quý báu /
1 – Người có tính Cần kiệm thì không lo nghèo túng, người chăm chỉ không lo năng lực kém.
2 – Người trung hiếu, Trung có giả trung, Hiếu có giả hiếu, nhưng nhìn “trung hiếu” hai chữ này không phải do ở bề mặt thể hiện ra. Giả nhân, giả nghĩa cùng tập trung trong một người thì hẳn người đó là người vô cùng gian ác.
3 – Giáo dục con nhỏ nên đối đãi nghiêm khắc , thái độ nghiêm khắc có thể dạy bảo đứa trẻ thành những đứa con ngoan. Đối đãi với người xấu cần dùng thái độ khoan dung, thái độ khoan dung có thể cảm hóa nhân tâm của người xấu, cũng có thể giúp bản thân không bị kẻ xấu làm hại.
4 – Người có tâm tốt, mỗi ngày đều hành thiện giúp người, không cần phải có gia đình giàu sang, xử lý các việc một cách thấu tình đạt lý, phân biệt rõ tốt xấu mà không mưu cầu lợi lộc cho mình.
5 – Người hiền đức mà nhiều tài thì hay vì người khác mà suy nghĩ. Người giả nhân mà nhiều tài thì chỉ tìm lợi ích cho bản thân.
6 – Người có nhân phẩm kém chỉ vì nhìn không thấu được chữ “lợi”. Người mà học hành không tiến bộ chỉ vì không thoát ra khỏi chữ “lười”.
7- Người có Tâm sáng nhận biết được đúng sai thì có thể xử sự được quyết đoán. Người không quên liêm sỉ luôn có thể ngẩng cao đầu.
8 – Người viết văn rất giỏi trích dẫn danh ngôn, tuy chỉ có mấy lời, nhưng lại khiến tác phẩm trở nên hoàn mỹ, khiến người càng đọc càng thấy hay, lại càng thêm xúc động lòng người.
9 – Người có tâm hẹp hòi Tính tình khác thường, không phải biểu hiện của người tốt, cũng bởi từ lòng dạ xấu xa, suốt ngày thấy bất an, suy nhược tinh thần mà chết sớm. Người mà có ngôn ngữ chanh chua, bởi vì thiếu tu khẩu nên khiến mọi người xa lánh mà trở nên cô độc, người khác không muốn giúp đỡ khiến cho phúc phận của bản thân ngày càng kém đi .
10 – Người thiển cận không nhìn xa trông rộng, trong cuộc sống rất dễ bị ảnh hưởng và hay nghe lời của người nhỏ mọn mà thông đồng làm việc xấu, rồi dần dần mất đi tư cách con người. Tư tưởng mà quá cao, dễ sinh ra nói như rồng leo mà làm thì như mèo mửa, họ không muốn làm việc nhỏ nên khó dựng thành nghiệp lớn.
11 – Người hay nôn nóng thường mắc hững sai lầm lớn đều do ngẫu hứng nhất thời tạo thành vì vậy cần phải học tính cẩn thận.
12 – Người kỹ tính khi xuất hiện một vấn đề nào , họ cần tìm nguyên nhân ở bản thân, họ sẽ không oán trách người khác. Đây là đạo lý căn bản nhất .
13 – Người chuộng học hỏi, không giao lưu bạn bè một cách tùy tiện , họ thường đóng cửa lại và đọc sách. Đọc một cuốn sách hay giống như đối thoại với người cùng tư tưởng, hơn nữa sách chính là người bạn rất tốt và rất giỏi.
14 – Người kiên nhẫn, khi gặp nhiều khó khăn càng giúp họ rèn luyện tính chịu khổ, làm được những việc mà người bình thường không thể làm, tiếng thơm để lại muôn đời, là chỗ mà mọi người có thể trông cậy. Đối với những sự việc phát sinh sai lầm, họ sẽ không đi trách móc, uốn nắn người khác, để không vì lời nói mà rước họa vào thân.
15 – Người sáng trí ,khi giao lưu cùng bạn bè, họ sẽ học hỏi điều tốt , điều gì lợi ích. Đối với lời dạy của bậc Thánh hiền, họ chuyên tâm làm theo từng chút một, như thế mới có thể hiểu được mức thâm sâu của những lời dạy ấy.