Nguyên lý bổ tả trong thuyết Ngũ Hành

Nguyên lý bổ tả là các nhà trung y trong thực tiễn y học về sau này phát hiện ra và tổng kết thành kinh nghiệm quý báu.

Bổ tức là bổ ích. Trong y học có một phương pháp chữa trị gọi là phép bổ ích, tức là vận dụng những phương thuốc có tác dụng bổ dưỡng, lấy phương pháp trị liệu lớn để tiêu trừ các chứng hư nhược.

Tả tức là tiêu tả. Trong y học cũng có một phương pháp chữa trị gọi là phép tiêu tả, tức là dùng những phương thuốc giúp tiêu hoá và làm tiêu chứng ngưng trễ, lấy phép chữa trị đó để tiêu trừ sự tích trễ.

Bổ: khi người bệnh thở ra thì châm kim vào, gây được cảm giác “đắc khí”, chờ lúc người bệnh hít vào thì rút kim ra. Như thế, khí được đầy đủ ở trong nên có tác dụng bổ hư. Tả: khi người bệnh hít vào thì châm kim vào, gây được cảm giác “đắc khí”, chờ lúc người bệnh thở ra thì rút kim ra

Bổ và tả trong châm cứu có “hư thì bổ, thực thì tả”. Các nhà trung y học trên cơ sở này nói rõ thêm là: hư thì bổ cho mẹ, thực thì tả con nó”.

Gọi là “mẹ” tức là chỉ hành đó có tác dụng sinh ra hành kia; gọi là “con” tức là chỉ hành này được hành khác sinh cho. Ví dụ: mộc sinh hỏa thì mộc tức là mẹ của hoả, hỏa sinh thổ tức thổ là con của hỏa. Có nghĩa là nói bất cứ một hành nào trong ngũ hành đều có quan hệ mẹ, con với các hành khác.

Nguyên lý bổ mẹ, tả con chứng tỏ các tiên triết Trung Quốc có quan niệm triết học biện chứng đối với sự vật. Quan điểm đó không nhìn sự vật một cách cục bộ, phiến diện, yên tĩnh mà là nhìn nhận sự vật một cách chỉnh thể, toàn diện, phát triển. Không những chú trọng đến hiện trạng mâu thuẫn của sự vật mà còn coi trọng nguyên nhân và kết quả của sự sản sinh ra mâu thuẫn đó.

Theo nhu cầu tâm lý của con người mà nói, cũng có đặc điểm quan hệ tương tự. Nông dân đứng lên tạo phản chống lại sưu cao thuế nặng, đó là vì cuộc sống không thể tiếp tục được nữa mới dẫn đến sự tăng mạnh mẽ nhu cầu an toàn, từ đó sản sinh ra hành động tạo phản. Nếu không có chế độ thuế má hà khắc, cuộc sống không khó khăn thì nhu cầu an toàn sẽ không phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu an toàn nếu không có sự khắc chế thì tất nhiên sẽ dẫn đến hành động tạo phản. Tạo phản bản thân nó là một loại nhu cầu giao tiếp.

Đứng trên lập trường Nhà nước mà nói, nên dùng biện pháp bổ cho mẹ, tức là hòa hoãn sự kích hoá mâu thuẫn. Khi mà nhu cầu của những người tạo phản còn đang ở tầng thứ nhu cầu giao tiếp thì sự bổ mẹ này sẽ rất có hiệu quả. Một khi nhu cầu giao tiếp này phát triển thành nhu cầu đòi được tôn trọng và nhu cầu về thành tích thì sự bổ trợ này sẽ không còn tác dụng nữa.

Đứng trên lập trường những người đòi yêu sách với Nhà nước mà nói là nên cố gắng đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho cuộc sống, không nên dựa vào sự ban ơn. Hơn nữa phải tích cực tuyên truyền giáo dục, dẫn dắt để cho nhu cầu mới ngày càng nâng cao. Đó là cái mà ta hay nói là cần phải giác ngộ cho quần chúng. Những điều trên đây đều là sự vận dụng cụ thể của phép bổ tả.

Dưới đây chúng ta có thể dùng hình vẽ để biểu thị nguyên lý bổ tả của nhu cầu ngũ hành.

Căn cứ hình vẽ đó ta có thể lập thành bảng dưới đây.

Trong cuộc sống thường ngày, sự vận dụng nguyên lý bổ tả có thể điều tiết nhu cầu của con người một cách có hiệu quả. Thực chất nguyên lý bổ tả thuộc về phạm trù tương sinh, nó ngược với nguyên lý “thừa thắng” và “hạ nhục”. Vận dụng chính xác, kịp thời bổ tả có thể khiến cho bản thân có một nhân duyên tốt.

Ngũ hành Nhu cầu Thực, hư Bổ Tả
Hoả Nhu cầu thành tích Thực   Tả cho con thổ
Bổ cho mẹ là mộc  
Mộc Nhu cầu tôn trọng Thực   Tả cho con hoả
Bổ cho mẹ là thuỷ  
Thuỷ Nhu cầu giao tiếp Thực   Tả cho con Mộc
Bổ cho mẹ kim  
Kim Nhu cầu sinh lý Thực   Tả cho con thuỷ
Bổ cho mẹ là thổ  
Thổ Nhu cầu an toàn Thực   Tả cho con kim
Bổ cho mẹ là hoả  

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Nhân hòa
  • Tác giả: Bạch Huyết
  • Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu
  • Nhà xuất bản Hà Nội 2008
  • Ebook: TVE-4U.org
Blog Category