Quây thầu, vây thầu là gì?

Quây thầu, vây thầu là gì?

Quây thầu, vây thầu là gì?

Quây thầu, vây thầu, thông thầu là để dàn xếp cho một nhà thầu đã xác định trước trúng thầu

Chúng ta biết rằng việc quây thầu, vây thầu hay thông thông thầu mục đích cuối cùng là để một bên nhà thầu nào đó giành được thắng thầu. Với những cuộc đấu thầu như vậy sẽ làm giảm tính cạnh tranh, giá trúng thầu thường rất sát với giá dự toán gói thầu gây thiệt hại về mặt kinh tế (do hiệu quả cạnh tranh về giá thấp) cho Chủ đầu tư/Bên mời thầu. Chính vì lẽ đó đây là một trong những hành vi bị cấm trong đấu thầu.


Thông thầu là hành vi bị cấm trong đấu thầu

Thông thầu là hành vi bị cấm trong đấu thầu được quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
...
3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;
c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

6 tình huống quây thầu, vây thầu thực tế

Chính vì các bên (Nhà thầu và thường có sự tiếp tay, chỉ đạo của Chủ đầu tư/Bên mời thầu) muốn dàn xếp để một nhà thầu xác định trước trúng thầu, nên các bên rất lo ngại khi xuất hiện những nhà thầu lạ tìm hiểu, tiếp cận các gói thầu. Do đó các cách hay diễn ra nhất đối với vấn đề thông thầu là:

  1. Dàn xếp để chỉ những nhà thầu xắp xếp nộp thầu. Thông thường các nhà thầu khi tham dự thầu đều hay tìm hiểu các thông tin, vận dụng các kênh tiếp xúc với Bên mời thầu/Chủ đầu tư, chính từ đó nội bộ Bên mời thầu/Chủ đầu tư thường sẽ nắm được thông tin các nhà thầu "nhăm nhe" muốn tham dự gói thầu. Từ đó những người "có tiếng nói hoặc quyền quyết định" sẽ tiến hành thông qua các "kênh không chính thức" đánh tiếng để các nhà thầu không tham dự. Khi đó nếu dàn xếp thành công thì chỉ có nhà thầu đã xắp xếp sẵn đường đường chính chính đi bỏ thầu, có thể kèm theo một, hai nhà thầu khác nữa nhưng chỉ với tư cách làm "quân xanh", lót đường cho nhà thầu kia trúng thầu.
  2. Một khi việc dàn xếp có thể không xong hoặc không chắc chắn, thì cách tinh vi hơn là nhà thầu sẽ tác động để Bên mời thầu/Chủ đầu tư đưa một số tiêu chí gây khó cho nhà thầu lạ. Các tiêu chí này được đưa vào yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm trong Hồ sơ mời thầu.
  3. Tinh vi hơn nữa mà cũng rất hay được các bên sử dụng (đặc biệt là các gói thầu mua sắm hàng hóa) đó là đưa vào các yếu tố kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu mà gần như chỉ có 1 hoặc số ít hãng có thông số tương tự, mà hãng đó gần như đã có thỏa thuận trước với nhà thầu đang được xắp xếp trước.
  4. Trước đây khi đang còn đấu thầu offiline (đấu thầu giấy) hay có hiện tượng khó khăn khi tiếp cận và mua hồ sơ mời thầu, thậm chí không mua được hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, gần đây khi đấu thầu online và công nghệ thông tin đã phát triển đồng thời với việc phải công khai hồ sơ mời thầu trên mạng nên hình thức này cũng ít gặp hơn.
  5. Ở một số gói thầu cũng có tình trạng cướp hồ sơ dự thầu, các bên bố trí sẵn đội quân đến buổi nộp thầu nếu xuất hiện những nhà thầu lạ không nằm trong dự kiến thì đội quân này hoàn toàn có thể liều mạng cướp hồ sơ dự thầu sau đó tiêu hủy hồ sơ. Trước đây không ít nhà thầu cũng dở khóc dở cười với tình huống này, gần đây tình trạng này cũng ít gặp do các nhà thầu đã "tỉnh" và sự vào cuộc của các cơ quan bảo vệ pháp luật quyết liệt hơn nên các thành phần bất hảo cũng không dám manh động.
  6. Mặc cả mua lại hồ sơ dự thầu của nhà thầu lạ cũng không phải là không ít gặp, khi xuất hiện một nhà thầu lạ có ý định tham gia, sau khi tìm hiểu về nhà thầu lạ này có khả năng vượt qua được các bước đánh giá của hồ sơ dự thầu. Các bên liên quan có thể tìm cách kết nối ngay với nhà thầu lạ này và ngã giá, có thể là mất một khoản tiền để nhà thầu không tham dự hoặc vẫn tham dự nhưng khi đó hồ sơ dự thầu sẽ phải điều chỉnh để nhà thầu này không thể trúng thầu.

Hiện tượng thông thầu không chỉ là vấn đề đau đầu với các nhà thầu thực sự có năng lực kinh nghiệm mà còn làm đau đầu các cơ quan giám sát, kiểm tra lẫn cơ quan ban hành luật.
 

Những điểm sáng trong đấu thầu

Gần đây, để hạn chế những tiêu cực trong đấu thầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 47/CT-TTg về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước, trong đó đã nêu rõ: “Trường hợp để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu như thông thầu, quây thầu, vây thầu..., căn cứ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra trong chỉ thị có rất nhiều vấn đề được nêu cụ thể, quý độc giả có thể xem đầy đủ Chỉ thị tại đây.

Trong thời gian hai năm vừa qua cùng với lộ trình phát triển đấu thầu qua mạng, đã có rất nhiều gói thầu được thực hiện đấu qua mạng, giúp đẩy lùi tình trạng thông thầu, đem đến sự công bằng, cạnh tranh trong đấu thầu. Một khách hàng mới sử dụng phần mềm của chúng tôi gần đây rất phấn khởi trong một thời gian ngắn nhờ có thông tin kịp thời chính xác từ gói VIP1 đã tham dự được 04 gói thầu qua mạng, các gói thầu đều có 4 đến 5 nhà thầu tham dự, có gói đã trúng thầu, có gói cũng bị trượt thầu do giá tham dự cao hơn nhà thầu khác nhưng vẫn rất vui vẻ vì cảm thấy cuộc cạnh tranh rất công bằng.

Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã cố gắng tập hợp các bài viết, phân tích, nhận định và hướng dẫn để quý khách hàng có những kinh nghiệm tốt khi gặp những tình huống bất lợi, giúp gỡ rối cho quý độc giả, nhà thầu.

Ngoài phần mềm săn thầu DauThau.INFO đã và đang cung cấp cho quý khách hàng, hiện nay chúng tôi đã có Mạng đấu thầu tư nhân DauThau.Net sẽ là nơi tập hợp mọi hình thức đấu thầu, chào giá cho cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh... tham dự. Hy vọng sẽ mở ra cơ hội to lớn cho các nhà thầu tư nhân săn các gói thầu có nguồn vốn ngoài vốn nhà nước.

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả bài viết: Sơn Thầu