Người Nhật vận dụng định luật 78:22 trong kinh doanh và đào tạo nhân sự cao cấp như thế nào?

Chắc hẳn các bạn đều biết, không khí tự nhiên có tỷ lệ Nito:Oxy là 78:22; trong cơ thể con người thì tỷ lệ nước và các thành phần vật chất khác cũng là 78:22. Trong một hình vuông nếu diện tích là 100 thì diện tích vòng tròn nội tiếp của nó cũng là 78 và các diện tích còn lại của hình vuông là 22.

Qua đó có thể thấy, 78:22 là một phép tắc khách quan bao trùm nhiều lĩnh vực trong thế giới sống. Nếu con người có ý định tạo ra một thế giới có tỷ lệ Nito:Oxy là 60:40 thì chắc chắn chúng ta không thể sinh tồn.

Cũng như vậy, nếu chúng ta giảm tỷ lệ nước trong cơ thể xuống còn 60% thì chúng ta sẽ chết. Song tỷ lệ trên có thể sai lệch nhưng sai lệch không vượt quá cộng hoặc trừ 1. Vậy nên kết quả có thể sẽ là 78,5:21,5 hoặc có lúc là 79:21.

Người Do Thái cho rằng, trong xã hội, tỷ lệ người bình thường và người có tiền cũng rơi đúng vào khoảng 78:22. Nghĩa là 22% người có tiền chiếm tới 78% khối lượng tài sản.

Vì vậy, chỉ cần bạn biết kiếm tiền từ những người có tiền, vậy thì sẽ không lo không có tiền để kiếm, giống như người Do Thái nói: “Một ngày kiếm 10 cái bánh bao, không bằng 10 ngày kiếm một miếng vàng”.

Câu chuyện kinh doanh giáo dục của người Nhật

Takeyama Kazuo là người Tokyo (Nhật Bản), sau khi về hưu, ông chỉ ở nhà và cảm thấy bản thân quá nhàn rỗi. Và khi nhàn rỗi thì sẽ sinh nông nổi, ông muốn tìm việc gì đó để làm. 

Một hôm ông nghĩ: “Mở lớp hội thảo doanh nghiệp có lẽ không tồi, bản thân cũng có hiểu biết, nhưng tìm người bình thường tham gia sẽ không kiếm được nhiều tiền, tìm người có tiền tham gia mới hợp lý”.

Nghĩ là làm, ông thuê một lớp học ở Ginza, một trong những quận sầm uất nhất của Tokyo và mở lớp nghiên cứu kinh doanh Tokyo.

Học viên của lớp này là những người giàu có, có thân phận và địa vị. Họ đến từ các công ty lớn, một số khác là ứng viên cho vị trí chủ tịch tương lai.

Trong kỷ nguyên “dĩ nhân vi bản” trong giới kinh doanh tại Nhật Bản, đầu tư vào giáo dục cho nhân tài luôn là ưu tiên hàng đầu, không ai keo kiệt cho việc này, vì vậy ông Takeyama đã bắt đầu công việc của mình rất suôn sẻ.

Để mở rộng danh tiếng của lớp học này, ông akeyama đã mời các giảng viên nổi tiếng nhất ở Nhật Bản đến giảng dạy.

Chi phí thuê giảng viên đắt tới mức đáng kinh ngạc, nhưng học phí họ thu được thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn, học phí là 500.000 yên mỗi nửa tháng (khoảng 105 triệu đồng).

Lớp học đầu tiên tuyển sinh 30 học viên. Sau đó nếu muốn tham gia lớp học cần đăng ký trước và phải một vài tháng sau mới được chính thức tham gia lớp học và nghe giảng.

Việc làm của ông Takeyama đã mang đến lợi nhuận lớn. Sau khi trừ chi phí thuê giảng viên, tiền thuê lớp học và chi phí quảng cáo, mỗi tháng ông Takeyama kiếm được khoảng 10 triệu yên (khoảng 2,1 tỷ đồng).

Như vậy có thể thấy, người giàu dù tiết kiệm đến đâu cũng có mức chi tiêu hơn người nghèo rất nhiều. Dẫu sao thì kiểu xem tiền như mạng sống, giữ khư khư là vô cùng hiếm, phần lớn đều chỉ xuất hiện ở các tác phẩm văn học thôi.

Kết

Người giàu dù tiết kiệm đến đâu cũng có mức chi tiêu hơn người nghèo rất nhiều. Đó chính là kết quả của quá trình vận dụng định luật 78-22 mà người dân đất nước Mặt Trời mọc có thể tự hào là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, đồng thời sở hữu nền tảng giáo dục hàng đầu thế giới.

Via TIGO

Blog Category