Bệnh kinh nghiệm là gì?
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của lý luận.
Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm gồm có: suy nghĩ giản đơn, tư duy áng chừng, đại khái, phiến diện, yếu về lôgíc và thiểu tính hệ thống; trong hoạt động thực tiễn thì mò mẫm, tùy tiện, sự vụ, gặp đâu hay đó, thiểu nhìn xa, trông rộng...
Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm gồm có:
- Vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
- Không nắm được thực chất mối liên hệ biện chứng giữa kinh nghiệm và lý luận, giữa thực tiễn và lý luận.
- Do ảnh hường của xã hội nông nghiệp cổ truyền, của chiến tranh kéo dài, tư tưởng tiểu tư sản.
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học. Biểu hiện: Thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, ngại học lý luận, không chịu khó nâng cao trình độ lý luận; Tiếp xúc với lý luận ở trình độ tư duy kinh nghiệm từ đó đơn giản hóa, thông tục hóa, kinh nghiệm hóa lý luận, cố gắng “đẽo gọt” lý luận cho vừa với khuôn khổ, kích thước kinh nghiệm của mình; Coi thường lý luận, không tin vào lý luận và không chịu khó vận dụng lý luận vào thực tiễn. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm cũng là do không hiểu, không thấy được vai trò to lớn của lý luận khoa học đối với thực tiễn.
Tư duy nhiệm kỳ là gì?
“Tư duy nhiệm kỳ” là thuật ngữ được dùng để chỉ “bệnh “nhiệm kỳ” của cán bộ có chức, có quyền. Đây là lối suy nghĩ, nhận thức, ứng xử và hành động của những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong một nhiệm kỳ cụ thể, nhằm theo đuổi mục tiêu, lợi ích trước mắt, trong ngắn hạn để thu lợi bất chính cả về vật chất và tinh thần cho bản thân, cho nhóm lợi ích thân hữu của mình”.
“Tư duy nhiệm kỳ” là lối tư duy, suy nghĩ, thái độ, hành động lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng, uy tín trong nhiệm kỳ mình nắm giữ để trục lợi cho cá nhân, gia đình, nhóm lợi ích. Đó là kiểu tư duy siêu hình, có cái nhìn ngắn hạn, mang tính thời vụ ở nhiệm kỳ của cá nhân. Người mang “tư duy nhiệm kỳ” thường không dám nghĩ, dám làm, không dám chịu trách nhiệm và không hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có “tư duy nhiệm kỳ” thì cấp dưới dù tích cực, năng động, sáng tạo đến đâu cũng không được khuyến khích, phát huy. Đây là những vấn đề gây bức xúc khi nói tới lối “tư duy nhiệm kỳ” của đội ngũ cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp.
Nhận diện “tư duy nhiệm kỳ”, các tác giả nêu quan điểm: (i) tư duy nhiệm kỳ trước hết là bệnh của đội ngũ có chức, có quyền. Là lối tư duy siêu hình, máy móc, chỉ thấy cái nhỏ lẻ mà không thấy cái lâu dài, nhằm đạt mục tiêu, lợi ích trước mắt cho cá nhân; (ii) “Tư duy nhiệm kỳ” rất gần với “bệnh kinh nghiệm”. Thực chất của “bệnh kinh nghiệm” là tuyệt đối hóa kinh nghiệm cá biệt, cụ thể, biến chúng thành những kinh nghiệm phổ biến; (iii) đại đa số “tư duy nhiệm kỳ” thường gắn với “bệnh thành tích”; (iv) và gắn với “lợi ích nhóm”.
Bệnh giáo điều là gì?
Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu hóa vai trò của lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể. Biểu hiện: Nắm lý luận chỉ dùng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, không nắm được thực chất khoa học của lý luận, không tiêu hóa được kiến thức sách vở; Coi những nguyên lý, lý luận như những tín điều, không thấy được sức sống của lý luận là ở chỗ phải luôn sửa đổi, bổ sung, phát triển trên cơ sở thực tiễn mới; Vận dụng lý luận và những kinh nghiệm đã có một cách rập khuôn, máy móc, không tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể, đến trình độ của thực tiễn. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là không biết vận dụng lý luận vào thực tế, không biết đem lý luận ra thực hành..
Tầm chương trích cú: Nói cách học không chú ý đến nội dung mà chỉ cóp nhặt những câu sáo (cũ). Sưu tầm cầu rồi nói lại, viết lại, đôi khi nói lại nhưng không phù hợp giữa nội dung và bối cảnh làm cho trích dẫn vô nghĩa.
- Nếu đứng góc độ người học thì câu này nôm na là học gì thi nấy, chưa biết vận dụng đầu óc tư duy sáng tạo để tạo ra cái mới cho mình trong quá trình học.
- Đứng dưới góc độ người dạy (cách dạy) thì câu này nôm na là dạy học theo kiểu rập khuôn, thiếu sự sáng tạo/ đột phá và thi cử cũng cho đúng những gì đã được dạy, không khuyến khích người học tư duy, sáng tạo, phát hiện ra vấn đề mới.