Các loại quyền lực trong đàm phán

Bạn có nhiều quyền lực trong tay hơn bạn biết! Trong mọi cuộc đám phán, chúng sẽ giúp bạn rất nhiều.



1. Quyền lực cạnh tranh: Bất cứ khi nào bạn tạo ra sự cạnh tranh cho một cái gì, bạn đã nâng cao giá trị của nó.
2. Quyền lực hợp pháp: Trong xã hội, người ta quen đánh giá bấy cứ cái gì được in ra với một sự kính sợ. Những chữ in, tài liệu, các tấm biển đều có quyền hành. Mọi người có xu hướng không nghi ngờ chúng.
3. Quyền lực mạo hiểm: Bạn phải sẵn sàng mạo hiểm trong khi đàm phán. Mạo hiểm là pha trộn giữa sự dũng cảm và lẽ thông thường. Nếu bạn không tận dụng các cơ hội một cách có tính toán, phía bên kia sẽ thao túng bạn.
4. Quyền lực cam kết: Khi tung đồng xu, nếu bạn nhận được sự cam kết của số đông, bạn có thể chia mức rủi ro của bạn cho cả nhóm. Nó cho phép bạn tận dụng tỷ lệ chênh lệch có lợi. Bằng cách phân phối rủi ro, bạn có thể tận dụng các cơ hội có lợi vì rủi ro chỉ ở mức trung bình.
5. Quyền lực chuyên môn: Bạn đã bao giờ để ý rằng khi người khác nhận thấy hoặc tin là bạn có nhiều kiến thức kĩ thuật, kĩ năng đặc biệt hay kinh nghiệm hơn họ, họ đối xử với bạn bằng sự quan tâm đi từ kinh trọng đến kính sợ không?
6. Quyền lực của kiến thức về "các nhu cầu": Trong tất cả các cuộc đàm phán, có 2 điều đang được mặc cả. Một là các vấn đề và yêu cầu cụ thể, được trình bày công khai. Hai là các nhu cầu thật sự ở phía bên kia, ít khi được nói ra.
7. Quyền lực đầu tư: Mức độ đầu tư luôn tỷ lệ thuận với sự sẵn sàng thỏa hiệp. Nếu bạn mua 2 loại cổ phiếu hoặc đầu tư vào 2 bất động sản và sau đó, một cái lên giá trong khi cái kia xuống giá, bạn sẽ bán cái nào trước? Thông thường là cái tăng giá. Còn cái kia thì sao? Bạn chờ đợi một thời gian. Bạn còn có thể mua thêm nữa, vì nếu giá của nó trước kia được xác định đúng. Hãy nhận ra nguyên lí này trong bản tính của con người. Hãy khiến nó mang lại lợi ích chứ không phải gây bất lợi cho bạn.
8. Quyền lực thưởng phạt: Không ai đàm phán với bạn một cách nghiêm chỉnh trừ khi họ tin chắc là bạn có thể giúp họ hoặc làm hại họ.
9. Quyền lực đồng cảm: Bạn có thể tối đa hóa khả năng đàm phán nếu bạn làm cho người khác đồng cảm với mình.


10. Quyền lực đạo đức: Khi bạn tuyệt đối trông chờ ai đó hành động theo lương tâm đạo đức thường có tác dụng. Và nếu bạn hoàn toàn phó mặc vào lòng nhân từ của họ mà không chống cự hay đòi hỏi gì, có thể họ sẽ chịu thua. Tại sao? Vì họ có thể thông cảm với bạn và do dự khi lợi dụng một người hoàn toàn không có khả năng tự vệ.
11. Quyền lực tiền tệ: Đừng hành động theo những kinh nghiệm hạn hẹp của bạn. Hãy ép bản thân thoát khỏi các kinh nghiệm riêng bằng cách kiểm tra các giả định riêng của mình. Đừng tự khóa mình vào những cách làm đã sáo mòn.
12. Quyền lực kiên trì: Sự kiên trì đối với quyền lực giống như cacbon đối với thép. Hầu hết mọi người không đủ kiên trì khi đàm phán.
13. Quyền lực của khả năng thuyết phục: Nếu bạn muốn thuyết phục đối tượng tin, làm hay mua một thứ gì đó, bạn phải dựa vào 3 yếu tố. Một là đối tượng phải hiểu những gì bạn nói. Điều đó khiến lý luận của bạn phải tương đồng với hoàn cảnh và giáo dục của đối tượng. Hai là các bằng chứng của bạn phải áp đảo đến mực đối tượng không thể bàn cãi được.. Ba là lòng tin của đối tượng vào bạn phải thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn hiện tại của đối tượng.
14. Quyền lực của thái độ: Hãy xem cuộc đàm phán là một trò chơi lành mạnh.

Bài liên quanCác loại quyền lực trong quản lý dự án

 

Category

Thẻ