Có những hình thức hợp đồng nào? Hợp đồng truyền thống khác với hợp đồng điện tử như thế nào?

1. Hợp đồng là gì? Những quy định liên quan đến hợp đồng?

Theo nội dung quy định tại Điều 385, Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” 

Cũng theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 401, BLDS: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.

Về nguyên tắc, thời điểm hợp đồng hình thành và thời điểm hợp đồng có hiệu lực có sự khác nhau nhất định, tùy thuộc vào quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên. Cụ thể: “hợp đồng được xem là có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết” (ký kết, điểm chỉ, lăn tay, …) nhưng “trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.

Để xem xét hiệu lực của một hợp đồng, chúng ta cần căn cứ theo quy định của luật và theo thỏa thuận của các bên. Nếu Luật không quy định gì khác và các bên không có thỏa thuận gì thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

2. Hình thức hợp đồng là gì? Có những hình thức hợp đồng nào?

Hình thức hợp đồng là cách thức thể hiện của hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng: bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể.

Khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng được xem là có hiệu lực và các bên phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức hợp đồng đó.

Các hình thức hợp đồng phổ biến hiện nay:

- Hợp đồng miệng (bằng lời nói)

Hợp đồng bằng lời nói hay hợp đồng miệng là hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói. Các bên giao kết hợp đồng sẽ trao đổi các nội dung thỏa thuận với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua âm thanh trên điện thoại, điện đàm, thông điệp điện tử…để diễn đạt tư tưởng, mong muốn của mình trong việc xác lập giao kết hợp đồng. Trừ những loại trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng bắt buộc, các loại hợp đồng đều có thể được xác lập bằng lời nói.

Do việc giao kết hợp đồng bằng lời nói có ưu điểm là cách thức giao kết khá đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém nên được sử dụng phổ biến trong giao dịch dân sự nhưng hình thức hợp đồng này ít được sử dụng trong giao dịch thương mại.

Do sự tiện lợi của cách giao kết này mà trên thực tế, có nhiều hợp đồng đáng lẽ cần phải được lập bằng văn bản hoặc bằng văn bản có công chứng, chứng thực như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng thuê bất động sản..., nhưng do các bên muốn đơn giản các thủ tục nên thường lập giao kết hợp đồng đồng dưới hình thức lời nói, vì thế dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp rất khó giải quyết.

Theo Khoản 3, Điều 400, Bộ luật dân sự 2015 quy định: Thời điểm hình thành hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật không nói rõ đó là thời điểm cụ thể nào nên trên thực tế, nếu các bên giao kết hợp đồng bằng lời nói cần chú ý thời điểm giao kết là thời điểm mà các bên đã hiểu rõ về nội dung cơ bản của hợp đồng và chấp thuận thực hiện nó trong điều kiện hiểu biết đó.

Ví dụ: Bên mua mua hàng là thực phẩm ngoài chợ, hai bên đã thống nhất về giá cả, số lượng, khối lượng, thời gian, địa điểm giao dịch cụ thể không có sự hiểu nhầm nào cả. Các bên đồng ý thực hiện và chuyển giao (tiền và hàng hoá) thì thời điểm giao kết là thời điểm vào liền trước thời điểm các bên đồng ý chuyển giao và thực hiện các nghĩa vụ liên quan (tiền và hàng hoá).

- Hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể

Hình thức hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể được thể hiện rất đa dạng. Những hành vi này thường được sử dụng để xác lập các hợp đồng thông dụng, được thực hiện ngay và trở thành thói quen phổ biến trong các hoạt động, lĩnh vực liên quan. Tại nơi giao dịch được xác lập, hoặc hành vi cụ thể cũng được sử dụng phổ biến trong các hoạt động dịch vụ dành cho số đông đại chúng mà bên cung cấp dịch vụ đã có quy chế hoạt động rõ ràng đã được công bố.

Ví dụ: Hành vi mua báo/ vé số của người bán “dạo” hay mua hàng của người bán hàng “rong”, hành vi mua hàng trong các quán ăn tự phục vụ với món ăn tự chọn được làm sẵn một cách thường xuyên, các bên đã biết rõ mặt hàng, giá cả và không cần trao đổi bằng lời trước khi kết lập hợp đồng),…

- Trong nhiều trường hợp, khi một bên biết rõ về nội dung lời đề nghị giao kết hợp đồng từ phía bên kia, họ thể hiện việc đồng ý xác lập hợp đồng bằng một hành vi cụ thể và đã chuyển tín hiệu đồng ý đến cho bên kia biết thì hành vi cụ thể đó cũng được coi như hình thức biểu hiện của hợp đồng.

Ví dụ: Anh A hỏi mượn xe của anh B, mặc dù anh B không trả lời đồng ý bằng lời nói hay văn bản, nhưng anh B đã tự mang xe đến giao cho anh A thì hành vi của anh B giao xe cho anh A là hành vi xác lập hợp đồng.

- Hợp đồng bằng văn bản 

Hợp đồng bằng văn bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng mà các bên muốn cam kết. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và 2 bên cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức hợp đồng miệng. Căn cứ vào nội dung của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. 

Đối với những hợp đồng mà thời gian thực hiện hợp đồng không cùng lúc với thời gian giao kết thì các bên thường chọn hình thức này. Thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản. Bản hợp đồng đó coi như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.

Theo quy định hình thức giao dịch dân sự, trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì các bên phải tuân theo quy định đó (khoản 2, Điều 119, BLDS 2015).

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản (khoản 4, điều 400, BLDS 2015).

Trong hình thức văn bản bao gồm 2 loại là: điện tử và văn bản truyền thống.

+ Hợp đồng truyền thống (văn bản giấy)

Đây là hình thức hợp đồng thể hiện bằng ngôn ngữ viết, được trình bày trên một chất liệu hữu hình nhằm thể hiện một nội dung xác định mà các bên có thể đọc, lưu giữ và bảo bảo đảm được sự toàn vẹn nội dung đó. Trong hợp đồng truyền thống bao gồm:

+ “Giấy tay”, văn bản thường không có công chứng bao gồm văn khế, văn bản dưới dạng chứng nhận hợp đồng…và phiếu giữ xe, biên nhận…

+ Văn bản có công chứng, chứng thực.

+ Văn bản phải đăng ký, xin phép như: đăng ký hợp đồng, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng…

+ Hợp đồng điện tử: 

Theo nội dung quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005:

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong đó thông điệp điện tử là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. 

Bên cạnh đó Điều 14 Luật này cũng quy định: Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:

+ Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

+ Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng.

+ Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

.Giao kết hợp đồng điện tử:

+ Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

+ Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

Việc gửi, nhận, thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

- Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

+ Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.

+ Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

- Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

+ Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận.

+ Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Hợp đồng điện tử có các tính ưu việt sau:

- Lập, trình ký, ký, tra cứu, báo cáo hợp đồng / tài liệu mọi lúc, mọi nơi.

- Ký đồng loạt không giới hạn số lượng chỉ trong 1 phút

- Gửi & Nhận hợp đồng ngay lập tức

- Hình thức ký số đa dạng: CA / OTP / HSM

- Tích hợp với các phần mềm quản trị: ERP, HRM, CRM

- Đáp ứng mô hình quản lý dữ liệu tập trung, hỗ trợ phân quyền

- Lưu trữ an toàn, bảo mật thông tin

- Trực quan, đơn giản, dễ sử dụng

-  Giúp ích cho mọi người trong lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp cho việc ký kết hợp tác.

-  Tiết kiệm 90% thời gian và chi phí so với hợp đồng giấy

3. Ưu điểm của hợp đồng điện tử so với các hình thức hợp đồng khác

Sử dụng hợp đồng điện tử mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn so với hợp đồng giấy thông thường. Sau đây là một vài ưu điểm nổi bật nhất có thể kể đến:

- Sự tiện lợi, nhanh chóng, minh bạch

Hợp đồng điện tử có thể được ký kết ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào mà không cần phải gặp mặt trực tiếp đối tác, không lo quản lý đi công tác làm gián đoạn công việc kinh doanh của doanh nghiệp. 

Hợp đồng điện tử cũng mang đến quy trình, thủ tục thực hiện nhanh chóng, chính xác, minh bạch và giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN

- Dễ dàng quản lý, lưu trữ và tìm kiếm 

So với hợp đồng giấy thông thường gây tốn kém chi phí quản lý và lưu trữ, thì hợp đồng điện tử đã giải quyết được hết những hạn chế của hợp đồng giấy trong các công việc liên quan đến việc lưu trữ và tìm kiếm do các hợp đồng điện tử được lưu trữ trên hệ thống theo thời gian và từng loại hợp đồng. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu, báo cáo chỉ bằng 1 vài thao tác đơn giản trên phần mềm. Hơn nữa, phần mềm hợp đồng điện tử cũng có thể dễ dàng truy cập, tra cứu các hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký, hợp đồng trả lại nhờ vào chức năng lọc của hệ thống. 

- Tiết kiệm thời gian, chi phí 

Với hợp đồng điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực trên hệ thống phần mềm thông qua internet một cách nhanh chóng, không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để thực hiện ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. 

Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về các hình thức hợp đồng hiện nay. Hy vọng với những chia sẽ này