Software Engineering là gì? Ngành cơ hội phát triển không? Yêu cầu của ngành này là gì? Mức lương ra sao? Tất cả những thắc mắc này của các bạn sẽ được Jobpro chia sẻ trong bài viết này, cùng nhau tìm hiểu nhé.
1.Software Engineering là gì?
Software Engineering (hay còn gọi là Kỹ thuật phần mềm) là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học Kỹ thuật phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử và bảo trì phần mềm. Ngành Kỹ thuật phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm và kỹ nghệ hệ thống.
Phần mềm được sử dụng mọi lúc mọi nơi. Từ những ứng dụng Tin học văn phòng như Word, Excel, Powerpoint đến các trình duyệt Firefox, Safari, Chrome hay các ứng dụng Facebook, Google… đều là phần mềm.
2.Software Engineering học gì?
Ngành Kỹ thuật phần mềm cung cấp những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.
Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác.
Các kiến thức cần thiết liên quan đến quy trình thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
3.Các vị trí công việc của Software Engineering
- Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng… các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học…
- Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
- Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.
- Bạn cũng có thể đảm nhận một số vị trí khác như Kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin – truyền thông, Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức…
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm là rất lớn!
Mức lương của ngành Kỹ thuật phần mềm
Thu nhập của người làm Công nghệ thông tin luôn ở TOP 10 ngành nghề có thu nhập bình quân cao nhất.
Tại Việt Nam, mức lương mà các Kỹ sư ngành Kỹ thuật Phần mềm nhận có mức lương cao so với các ngành nghề khác. Cụ thể mức lương dành cho các kỹ sư phần mềm lành nghề dạo động từ 800-1.500 USD/tháng. Ở vị trí quản lý, giám sát, mức lương được đề xuất ở khoảng từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ở phân khúc lập trình web, các lập trình viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương 8 – 13 triệu đồng cho lập trình viên front-end và 11 – 15 triệu đồng cho lập trình viên back-end.
4.Những tố chất cần phù hợp với ngành Kỹ thuật phần mềm
Để có thể theo học ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
Đam mê với công nghệ, phần mềm
Đây là tố chất quan trọng đầu tiên giúp bạn dễ dàng học hỏi và tiếp thu cái mới trong thế giới công nghệ. Với công việc yêu cầu phải ngồi hàng giờ bên máy tính để viết phần mềm hay hoàn thành những dự án công nghệ phức tạp, nếu không có đam mê bạn sẽ rất dễ bị stress cũng như ngại ngần khi đứng trước những khó khăn. Khi có niềm đam mê với lĩnh vực này, bạn sẽ đủ kiên trì để vượt qua những khó khăn hay áp lực trong công việc.
Coi trọng sự chính xác, logic trong công việc
Logic và sự chính xác là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của nhân viên kỹ thuật phần mềm. Do đó, bạn cần phải có đủ khả năng phán xét, sự nhạy bén để giải quyết vấn đề bằng phương pháp logic và khả năng phán đoán chính xác nhất có thể. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận chính xác và logic và thì bạn sẽ gặp không ít khó khăn khi theo đuổi ngành học này.
Ham học hỏi và luôn chủ động cập nhật kiến thức mới
Trước sự biến động, thay đổi không ngừng của ngành Công nghệ thông tin, nếu bạn không thực sự có đam mê cũng như ý chí cầu tiến, chủ động học hỏi cái mới thì bạn rất dễ bị lạc hậu trong hành trình bắt nhịp với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành này. Để trở thành một nhân viên Kỹ thuật Phần mềm hàng đầu, bạn cần liên tục tìm hiểu thông tin mới, cập nhật những kiến thức mới để làm việc hiệu quả và chất lượng hơn.
Có khả năng ngoại ngữ là một lời thế
Việt Nam hiện nay là một môi trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài, biết thêm nhiều ngôn ngữ sẽ mở rộng con đường sự nghiệp hơn và giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu sẽ không bị giới hạn bởi ngôn ngữ, người học hoàn toàn có thể cập nhật thông tin, tham khảo và học chuyên sâu hơn với chuyên ngành CNTT của mình.
Luôn sẵn sàng làm việc nhóm
Làm việc nhóm (Teamwork) là một trong những khả năng được đề cao trong ngành CNTT. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, người học CNTT có thể thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Làm việc nhóm không những làm giảm bớt gánh nặng và độ phức tạp của công việc, mà còn tăng năng suất và chất lượng công việc.
Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình
Bản thân những người học Công nghệ thông tin họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình và là người bảo thủ khó chấp nhận những ý kiến phê bình của người khác. Chính vì vậy, lắng nghe góp ý của người khác để hoàn thiện công việc mình một cách tốt hơn là một tố chất quan trọng.
5.Có nên học Software Engineering hay không?Công nghệ 4.0 đang trở thành xu hướng của toàn cầu, vì vậy ngành kỹ thuật phần mềm có rất nhiều cơ hội để phát triển. Những sản phẩm này luôn mới và ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống.
Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng kỹ thuật phần mềm là một ngành rất đáng học trong bối cảnh hiện nay. Những giá trị của một kỹ sư phần mềm đã được phân tích rất rõ phía trên, ơ đây mình sẽ tóm tắt lại 3 lý do mà các bạn nên học Software Engineering (kỹ thuật phần mềm):
- Thu nhập đáng mơ ước: Đây là ngành “hot”, nhân lực giỏi còn hạn chế. Chính vì thế, mức lương quy định cho vị trí này khá cao nhằm giữ chân và chiêu mộ nhân tài.
- Công việc ổn định: Với công nghệ này, bạn chỉ cần đam mê, chăm chỉ và ham học hỏi.
- Cơ hội khởi nghiệp cao: Kỹ sư phần mềm đang chiếm ưu thế, nhất là giai đoạn kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện tại.
Trên đây là thông tin tổng quan về Software Engineering (Kỹ thuật phần mềm), hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành học này và có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: jobpro