Giá trị gia tăng (Value Added) là gì? Giá trị gia tăng trong nền kinh tế

Giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng trong tiếng Anh là Value Added.

Giá trị gia tăng là thuật ngữ mô tả giá trị tăng thêm mà công ty cung cấp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trước khi bán cho khách hàng. Nó có thể là một tính năng đặc biệt được một công ty hoặc nhà sản xuất bổ sung thêm để tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Giá trị gia tăng của một sản phẩm được tính bằng chênh lệch giữa giá của sản phẩm hoặc dịch vụ và chi phí sản xuất ra nó.

Giá trị gia tăng có thể được áp dụng cho các trường hợp mà một công ty có một sản phẩm có rất ít hoặc gần như không có điểm khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, và gắn thêm vào nó một tính năng hoặc tiện ích bổ sung khi bán cho khách hàng, mang lại cho họ cảm nhận về giá trị cao hơn. 

Thêm tiện ích mới cho sản phẩm có thể chỉ bằng việc gắn tên thương hiệu vào một sản phẩm chung, hoặc tạo ra một tính năng hoàn toàn khác biệt mà chưa ai từng nghĩ ra trước đây.

Thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ là điều rất quan trọng vì nó tạo cho người tiêu dùng động lực để mua hàng, làm tăng doanh thu của công ty.

Giá trị gia tăng trong nền kinh tế

Những đóng góp của một ngành công nghiệp cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị gia tăng của một ngành, hay còn gọ là GDP theo ngành. Nếu tất cả các giai đoạn sản xuất diễn ra trong biên giới một quốc gia, tổng giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn là những gì được tính trong GDP. 

Tổng giá trị gia tăng là giá thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng và chỉ tính trong một khoảng thời gian xác định, đây là cơ sở được sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng (VAT).

Các nhà kinh tế có thể xác định giá trị một ngành đã đóng góp vào GDP của một quốc gia  là bao nhiêu. Giá trị gia tăng của một ngành bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu của một ngành và tổng chi phí đầu vào (lao động, nguyên vật liệu và dịch vụ mua từ các ngành nghề khác) trong một kì báo cáo.

Tổng doanh thu hoặc sản lượng của một ngành bao gồm doanh thu và thu nhập hoạt động khác, thuế hàng hóa và mức thay đổi hàng tồn kho. Sản phẩm đầu vào có thể được mua từ các công ty khác để sản xuất sản phẩm cuối cùng, bao gồm nguyên liệu thô, bán thành phẩm, năng lượng và dịch vụ.

Giá trị gia tăng trong Marketing

Các công ty xây dựng thương hiệu mạnh có thể gia tăng giá trị chỉ bằng việc thêm logo của hãng vào sản phẩm. Nike có thể bán giày với giá cao hơn nhiều so với một số đối thủ, mặc dù chi phí sản xuất của chúng có thể tương tự nhau, bởi thương hiệu Nike và logo của hãng xuất hiện trên đồng phục của các đội thể thao chuyên nghiệp và đại học hàng đầu, thể hiện sản phẩm của hãng được các vận động viên hàng đầu yêu thích.

Tương tự, những người mua xe hạng sang từ BMW và Mercedes-Benz sẵn sàng trả giá cao vì danh tiếng của thương hiệu và chương trình bảo dưỡng mà hai công ty này cung cấp.

(Theo investopedia)

Hằng Hà (tạp chí kinh tế và tiêu dung)

Blog Category