Quy luật đồng nhất của tư duy trong tranh luận

NỘI DUNG

1. Nội dung của quy luật đồng nhất
2. Yêu cầu của quy luật
2.1. Không được phép tuỳ tiện thay đổi đối tượng tư duy một cách vô căn cứ
2.2. Không được đồng nhất hoá những tư tưởng khác biệt
2.3. Không được làm khác biệt hoá một tư tưởng đồng nhất

3. Vi phạm quy luật đồng nhất

1. Nội dung của quy luật đồng nhất

Trong tư duy logic hình thức có bốn loại quy luật cơ bản, đó là: luật đồng nhất, luật cấm mâu thuẫn, luật loại trừ cái thứ ba và quy luật lý do đầy đủ. Những quy luật này chính là tiền đề, là cơ sở để tư duy đúng đắn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Tư duy có đúng đắn hay không thì trước hết phải tuân thủ bốn quy luật tư duy nêu trên. Việc bi phạm một trong bốn quy luậ này đều dẫn đến mâu thuẫn logic hình thức bởi bốn quy luật nêu trên giống như hệ tiền đề của logic hình thức, chi phối mọi quá trình của tư duy chính các, chi phối mọi nội dung, mọi quy tắc của tư logic hình thức. Như vậy, nếu một người mà vi phạm các quy luật của tư duy nói chung và bốn quy luật cơ bản của tư duy nói riêng thì sẽ không còn gì để tranh luận tiếp. Các quy luật cơ bản của tư duy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người hành nghề luật trong việc hình thành và phát triển tư duy pháp lý.

Quy luật này phản ánh tính ổn định, xác định, nhất quán của tư duy. Điều này có nghĩa là trong quá trình hình thành của mình, một tư tưởng (khái niệm, phán đoán, lý thuyết, giả thuyết...) có thể thay đổi, những khi đã hình thành xong thì không được thay đổi nữa. Nếu nó vẫn tiếp tục thay đổi thì logic hình thức sẽ coi nó là tư tưởng khác. Tính ổn định như vậy là điều kiện cần cho mọi quá trình tư duy. Mặc dù tư tưởng cũng như mọi sự vật và hiện tượng khác luôn luôn vận động và biến đổi, nhưng luật đồng nhất không ngăn cấm sự biến đổi của tư tưởng mà chỉ ngăn cấm sự thay đổi một cách tuỳ tiện, vô căn cứ của tư tưởng trong quá trình tư duy khi sự vật mà tư tưởng đó phản ánh vẫn đang là chính nó. Nếu tuyệt đối hoá mặt biến đổi đó của tư tưởng thì không thể nào tư duy được. Một ý kiến được nói ra phải có nội dung không đổi ít nhất là trong cùng một quá trình tranh luận, trình bày ý kiến, chứng minh quan điểm. Nghĩa là một quá trình tư duy, chừng nào sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa biến thành cái khác thì nội hàm về khái niệm của sự vật đó vẫn phải được giữ nguyên, vẫn phải được đồng nhất để căn cứ vào nó xét đoán đúng sai, hợp lý hay bất hợp lý.

Như vậy, có thể hiểu bản chất của quy luật này là mỗi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó (A là A hoặc A đồng nhất với A hoặc Nếu (đã) A thì (cứ) A). Ngoại diện, nội hàm của tư tưởng, khái niệm về một đối tượng nào đó cần phải được xác định và giữ nguyên trong quá trình lập luận, suy luận.

2. Yêu cầu của quy luật

Nội dung của quy luật đồng nhất có thể được diễn giải cụ thể hơn thông qua những yêu cầu của nó. yêu cầu căn bản của quy luật này là phải phản ánh đúng đối tượng, phản ánh những dấu hiệu vốn có của đối tượng. Quy luật đồng nhất chỉ ra những yêu cầu cụ thể như sau:

2.1. Không được phép tuỳ tiện thay đổi đối tượng tư duy một cách vô căn cứ

Trong giới hạn suy luận hay một buỏi thảo luận không được phép tuỳ tiện thau đổi đối tượng tư duy một cách vô căn cứ. Yêu cầu này loại bỏ tính chất mơ hồ, lẫn độn, thiếu xác định và nước đôi trong tư duy. Trong quá trình tư duy, lập luận không được thau đổi nội dung tư tưởng (cùng các điều kiện tạo thành nội dung đó) đã được xác định từ đầu, không được thay đổi đối tượng của tư tưởng này bằng đối tượng tư tưởng khác. Đơn cử như trong khi trình bày các vấn đề pháp lý nếu đang trình bày về hành vi vi phạm pháp luật hành chính thì không được lẫn độn sang tội phạm hình sự. Vi phạm điều này dẫn đến lỗi logic suy nghĩ sai về đối tượng hay phản ánh không đúng đối tượng.

2.2. Không được đồng nhất hoá những tư tưởng khác biệt 

Trong trao đổi, thảo luận không được đồng nhất hoá những tư tưởng khác biệt, làm nhiều người hiểu sai lệch vấn đề. Tức là không được đồng nhất hai khái niệm giống nhau, không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng. Những tư tưởng khác nhau không thể được đồng nhất với nhau hoặc ngược lại từ tư tưởng đồng nhất không được rút ra hai tư tưởng khác nhau. Vi phạm yêu cầu này sẽ dẫn đến lỗi chọn từ - câu diễn đạt sai lệch ý nghĩa - tức là phản ánh không đúng đối tượng

2.3. Không được làm khác biệt hoá một tư tưởng đồng nhất

Trong trao đổi tư tưởng, không được làm khác biệt hoá một tư tưởng đồng nhất. Điều này có nghãi là ý nghĩ, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ, tư duy nguyên mẫu. Khi nhắc lại, tái tạo lại một tư tưởng nào đó của mình hay của người khác thì phải nhắc lại hay tái tạo lại chính xác tư tưởng đó, không được làm sai lệch nội dung ý nghĩ, tư tưởng nguyên mẫu. Vi phạm điều này sẽ dẫn đến lỗi logic thay đổi đối tượng tư tưởng

Đây là những yêu cầu dành cho quá trình tư duy, những yêu cầu này bắt buộc phải tuân theo tư tưởng được sáng tỏ, dễ hiểu.

3. Vi phạm quy luật đồng nhất

Yêu cầu của quy luật này rất đơn giản. Tuy nhiên, để tuân thủ yêu cầu này không phải là dễ. Đồng nhất những cái gì và không đồng nhất những cái gì là dựa vào sự hiểu biết, dựa vào trình độ văn hoá của chủ thể tư duy, và dựa vào bối cảnh tư duy. Bởi vì, xét cho cùng, quy luật này đòi hỏi phải đồng nhất những thứ không đồng nhất. Chính điều này giải thích tại sao khi nghe một câu chuyện vui thì nhiều người lại bật cười nhưng một số người khác thì không. Người ta cười vì đã đồng nhất được những cái mà người kể muốn đồng nhất, còn nếu không làm được điều đó thì người ta không cười. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều trưởng hợp quy luật đồng nhất bị vi phạm một cách vô tình hay cố ý. Điển hình như các trò chơi chữ là những vi phạm cố ý. Trong trình bày, tranh luận các vấn đề pháp lý cũng vậy, nếu làm trái với một trong các yêu cầu của quy luật đồng nhất thì tức là tư duy đó đã vi phạm luật đồng nhất. Tư duy thường vi phạm quy luật đồng nhất trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp một, trong thảo luận, tranh luận hay trình bày thường sử dụng các khái niệm không chính xác thông qua việc sử dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa hay đây chính là các trưởng hợp đánh tráo khái niệm.

Ví dụ: Câu nói "Công an bắt bọn cướp giật bằng lái xe máy" có thể làm người nghe hiểu ít nhất theo hai nghĩa khác nhau. Theo đó, người thứ nhất sẽ hiểu thành công an sử dụng phương tiện là xe máy để bắt bọn cướp. Ở nghĩa thứ hai, công an bắt bọn chuyên đi cướp giật "bằng lái xe máy"

Hay như câu nói của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Quốc hội tức là dân. Dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai" đã vi phạm quy luật đồng nhất, cụ thể là lỗi đánh tráo khái niệm. Ở đây có hai từ "dân" nhưng bản chất hai từ này mang lại 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau trong hai vế của cùng một lập luận, Từ "dân" thứ nhất được hiểu là Quốc hội, nó được gắn với câu "Quốc hội tức là dân". Còn từ dân thứ hai thì được hiểu chính xác là nhân dân, dân "thứ thiệt". Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam thf Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lưucj cao nhất của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, Quốc hội là Quốc hội, dân là dân, Quốc hội không thể đồng nhất với dân. Người nói đã đánh tráo khái niệm "Quốc hội" và "dân" cho nhau để trốn tránh trách nhiệm.

Trường hợp thứ hai, vi phạm quy luật đồng nhất diễn ra khá phổ biến khi người tranh luận không đảm bảo theo đề tài ban đầu đưa ra, đôi khi đề tài tranh luận bị tuỳ tiện thay thế bằng một đề tài khác.

Ví dụ: Anh A mới phạm tội giết người và khuyên người con không được giết người. Người con nói "Ba cũng giết người tại sao lại cấm con". Ở đây người con đã vi phạm yêu cầu của quy luật đồng nhất khi đã không tập trung vào đối tượng được nhắc đến là lời khuyên không được giết người của anh A là đúng hay sai, mà lại đi tấn công cá nhân bằng việc nói rằng "Ba cũng giết người sao lại cấm con".

Trường hợp ba, nhắc lại hay tái tạo lại ý nghĩ tư tưởng của nguyên mẫu, đã định hình ban đầu là vi phạm yêu cầu thứ ba của quy luật. Trường hợp này còn gọi là tam sao thất bản, thường được biểu hiện thông qua việc trình bày chuyền đạt văn bản, nghị quyết, các điều luật... người ta thường cắt xén hoặc thêm vào văn bản những tư tưởng khác với văn bản gốc. Trong dịch thuật, chuyển các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (các bản dịch không còn nguyên nghĩa của bản gốc). Cố tính hoặc vô tình thay đổi luận đề trong quá trình lập luận, chứng minh

Ví dụ: Trước Toà án bà An nói: "Tôi đồng ý bán nhà giúp con trả nợ" nhưng thư ký phiên toà ghi "Tôi đồng ý bán nhà trả nợ giúp con". Sai lầm này của thư ký phiên toà đã làm cho việc thi hành án sau này gặp nhiều khó khăn

Như vậy, trong lĩnh vực khoa học pháp lý, việc hiểu và vận dụng đúng luật đồng nhất có ý nghĩa vô cùng quan trọng Người học luật và hành nghề luật phải đọc và hiểu được các quy phạm pháp luật mà trong đó có rất nhiều thuật ngữ pháp lý. Muốn tránh vi phạm luật đồng nhất, các thuật ngữu cần phải được định nghĩa, chú thích rõ ràng. Một thuật ngữ pháp lý phải được hiểu và vận dụng một cách nhất quán, không được tự ý thay đổi nội hàm hay ngoại diên của thuật ngữ đó. 

Trong tư duy phải đồng thời không được vi phạm các quy luật cơ bản nêu ở mục 1. Thực tế nếu vi phạm quy luật tư duy này sẽ tất yếu dẫn đến vi phạm quy luật logic khác. Chẳng hạn, nếu vi phạm quy luật đồng nhất như trên thì quy luật cấm mâu thuẫn và luật bài trung cũng sẽ bị vi phạm. Nếu vi phạm quy luật lý do đầy đủ sẽ dẫn đến vi phạm các quy luật còn lại. Bốn quy luật của tư duy logic chính là tiêu chuẩn bắt buộc của một tư duy chính xác. Những quy luật này chính là tiền đề, là cơ sở để tư duy đúng đắn trong việc giải quyết các vẫn đề pháp lý phát sinh. Khi tư duy các vấn đề pháp lý, luật gia luôn phải tuân thủ theo đủ bốn quy luật cơ bản của tư duy được nêu cụ thể ở trên