Tự Đào Giếng Trước Khi Chết Khát

Cuộc sống luôn chứa đựng những yếu tố bất ngờ. Bạn có thể rơi vào tình cảnh khó khăn bất cứ lúc nào: Cần bác sỹ tốt khi người thân của bạn bị bệnh, cần một nhà đầu tư khi bạn gặp khó khăn về tài chính… liệu sẽ có bao nhiêu người dốc lòng dốc sức giúp đỡ bạn nếu bạn cầu cứu họ lúc hai giờ sáng vì những vấn đề vô cùng cấp bách? Những vấn đề đó sẽ được giải quyết một cách đơn giản nếu bạn có một mạng lưới quan hệ tốt.

“Một mạng lưới là tập hợp có tổ chức bao gồm những mối liên hệ cá nhân và mạng lưới của chính những liên hệ đó. Mạng lưới quan hệ nhanh chóng tìm ra người bạn cần cho mục đích của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào và giúp đỡ những người khác làm điều tương tự.” Đó là định nghĩa về mạng lưới quan hệ được đưa ra trong cuốn sách Tự đào giếng trước khi chết khát của Harvey Mackay. Cuốn sách chính là bài học xây dựng mạng lưới quan hệ. Với lối diễn đạt tự nhiên, cùng với rất nhiều thông tin thực tế, phù hợp cho tất cả các đối tượng, tác giả đã phân tích những yếu tố khiến ông trở nên nổi tiếng, cách ông xây dựng mạng lưới thành công và trở thành người truyền cảm hứng đến rất nhiều người.

Mạng lưới quan hệ là cách kết nối trực tiếp điểm A và điểm Z mà không cần phải qua các điểm trung gian như C, D, E… X và Y. Mạng lưới cho ta một lối đi, một cách thức di chuyển từ điểm A đến điểm Z trong khoảng thời gian ngắn nhất, bằng quãng đường ngắn nhất. Bất kể bạn là ai, bạn đều cần một mạng lưới quan hệ. Đó sẽ là bàn đạp, là phương tiện đưa bạn đi bất cứ nơi đâu.

Harvey Mackay đã khám phá ra công cụ thiết yếu nhất trong kinh doanh – mạng lưới quan hệ.

Tự đào giếng trước khi chết khát sẽ chỉ ra cho bạn cách đạt được những điều bạn muốn thông qua mạng lưới quan hệ. Cuốn sách giúp cho tất cả mọi người, từ một nhân viên bán hàng đang muốn xây dựng sự nghiệp đến một chủ doanh nghiệp đang kêu gọi nguồn vốn, có thể tìm thấy những nhu cầu đó của mình mà không phải tốn nhiều thời gian. Bạn sẽ biết được:

-    Kiểu mạng lưới quan hệ nào tồn tại?
-    Cách bắt đầu xây dựng một mạng lưới quan hệ và cách đạt được những điều tốt đẹp nhất từ mạng lưới quan hệ đó.
-    Rút ngắn danh sách liên lạc của bạn một cách thông minh – ai cần giữ, ai nên bỏ?
-    Bạn có thể làm gì nếu bạn không có kỹ năng giao tiếp tốt?

Tự đào giếng trước khi chết khát chỉ ra “bốn yếu tố của mạng lưới quan hệ - RISK: Reciprocity – Có đi có lại, Interdependency – Phụ thuộc lẫn nhau, Sharing – Chia sẻ và Keeping at it – Duy trì liên tục”, hay “Để mạng lưới của mình tồn tại, hãy giữ liên lạc ít nhất sáu tháng 1 lần cho mỗi nút quan hệ.” Cuốn sách cũng chỉ ra 15 hòn đá tảng cho một mạng lưới bền vững – 15 người làm việc ở những vị trí tiềm năng nhất sẽ giúp bạn có một mạng lưới bền vững: Nhà môi giới bất động sản, nhân viên ngân hàng, cảnh sát, luật sư, thợ sửa chữa ô tô (xe máy)…

Không chỉ hướng dẫn cách tạo lập quan hệ, xây dựng và phát triển chúng, mà Harvey còn chỉ ra các sai lầm khi xây dựng mạng lưới quan hệ của bạn, tất cả các chỉ dẫn do được so sánh với các bước, cũng như lưu ý đi kèm khi bạn tiến hành “đào giếng” để đảm bảo rằng mình không “chết khát”.

Trích đoạn

"Cứ chờ xem, nếu nó không tưởng rằng có ai đó giúp sức, nó thậm chí sẽ chẳng thử kéo đâu!""Có một người bán hàng ở vùng quê nọ. Một hôm xe ôtô của anh ta bị sa xuống một con lạch. Anh ta nhờ một người nông dân giúp đỡ. Người nông dân buộc con la tên Elmo của mình vào chiếc xe, đoạn nhặt một cành cây, quất vào con vật và kêu lên "Đi, Sam, đi nào!". Chẳng có gì xảy ra. Anh ta lại quất roi vào con la. "Đi, Jackson, đi!" Vẫn chẳng có gì khác. Thấy thế anh ta quất nhẹ vào con la và kêu lên "Đi, Elmo, đi". Và Elmo kéo chiếc xe lên khỏi con lạch.
 
"Này, sao anh lại gọi tên Sam và Jackson vậy?", người lái xe hỏi.
 
Tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ. Là thành viên trong nhóm cũng là một cách để được giúp đỡ.
 
Nhưng mạng lưới quan hệ khác với nhóm làm việc.
 
Cách dễ nhất để giải thích sự khác biệt là bắt đầu với một dây chuyền sản xuất đồ ăn.
 
Một tổ kiến là ví dụ tuyệt vời về làm việc nhóm. Mỗi con kiến có một vai trò, đôi lúc là nhiều vai trò. Một số rời khỏi tổ mỗi buổi sáng để đi nhặt lá cây. Số khác tiêu hóa lá cây để biến chúng thành một dạng thức ăn cho cả tổ. Một số khác ở cả ngày trong tổ, chăm sóc những con non hoặc làm công tác bảo vệ. Và vẫn còn những con kiến đực khác chuyên phục vụ kiến chúa. Một số loài kiến thậm chí có cả quân đội chuyên tấn công các tổ kiến khác. Chúng bắt tù binh về làm nô lệ và đảm nhận những việc linh tinh. (Nghe có vẻ rất giống với xã hội loài người.)
 
Mỗi tổ kiến là một xã hội tự cung tự cấp và có tổ chức hoàn hảo. Mỗi con kiến đều có nhiệm vụ riêng và chúng thực hiện chính xác nhiệm vụ đó cho đến khi chết mà không hề phàn nàn. Không có "cầu thủ" nào tốt hơn thế trong thế giới tự nhiên.
 
Nhưng tổ kiến không phải là mạng lưới quan hệ.
 
Không khi nào có một con kiến đặt chiếc lá xuống, quay trở lại tổ và nói với đồng loại của mình rằng: "Này, anh bạn, tôi chán ốm việc hàng ngày phải mang những chiếc lá nặng hơn mình gấp 10 lần. Anh bạn chắc cũng phải ngán đến tận cổ khi chỉ làm mỗi một việc là lau dọn cái tổ này. Biết đâu chúng ta sẽ cảm thấy khá hơn nếu có thể đổi công việc cho nhau. Anh bạn nghĩ thế nào nếu tôi có thể thu xếp để cho anh bạn thêm một chút thức ăn, đồng ý đổi việc chứ?"
 
Đó chính là sử dụng mạng lưới quan hệ và những con kiến thì không làm như vậy. Chúng chỉ đơn thuần làm những việc mà chúng đang làm đúng như một phần việc của chúng trong nhóm.
 
Đa số các tập đoàn không để ý đến mạng lưới quan hệ. Những công ty này được tổ chức rất chặt chẽ thành các bộ phận và mỗi phòng ban hoạt động giống như trong tháp kín vậy. Thông tin được tích lũy theo chiều thẳng đứng nhưng không bao giờ được chia sẻ ngang hàng với các bộ phận khác. Nghiên cứu và phát triển không liên hệ với bộ phận bán hàng, bộ phận này lại không liên hệ với bộ phận quan hệ khách hàng và cứ như vậy.
 
Mệnh lệnh được truyền xuống theo chuỗi hệ thống điều hành. Sau đó là sự tuân lệnh. Những nhân viên làm việc giống như những con kiến, họ thậm chí không cần phải nghĩ về điều đó nữa.
 
Những tổ chức có xây dựng mạng lưới quan hệ như General Electric và 3M là những ngoại lệ và kết quả là họ rất thành công. Những công ty này cố gắng phá bỏ rào cản ngăn cách giữa các bộ phận và ngăn ngừa hội chứng cục bộ thường đi kèm với chuyên môn hoá và hệ thống cấp bậc.
 
Họ lập ra các nhóm gồm những thành viên thuộc nhiều chuyên môn khác nhau. Mục đích của công việc tổ chức bây giờ là nhằm phục vụ khách hàng thay vì phục vụ cho chính công ty. Sáng kiến cá nhân được khuyến khích. Việc xây dựng và sử dụng mạng lưới quan hệ được khen thưởng. Công ty giờ đây không còn là tổ kiến nữa.
 
Jack Welch - CEO của General Electric - quyết tâm ứng dụng mạng lưới quan hệ đến mức đã đưa ra hẳn một thuật ngữ mới về nó: "không biên giới".
 
"Trong kinh doanh, có điều gì tệ hơn là chia thành các bộ phận?" Welch đưa ra câu hỏi trên tờ Fortune Adviser năm 1996. "Họ không liên hệ với nhau. Bạn phải làm một điều gì để cởi bỏ những ngăn cách này và bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng... Không biên giới ngụ ý rằng mỗi khi bạn gặp ai đó là bạn đang đi tìm một ý tưởng tốt hơn, mới hơn và lớn hơn. Và bạn cũng có thái độ cởi mở với những ý tưởng đến từ bất kỳ đâu."
 
Không may là, đa số mọi người không tạo dựng và sử dụng mạng lưới quan hệ. Nói về những người trong sự nghiệp và cuộc sống của họ, đó chỉ là những thành viên của một nhóm, không phải là những cá nhân riêng biệt. Họ cắt lá cây, lau dọn nhà ở, quẹt thẻ khi đi làm và chúi đầu vào làm việc.
 
Nào, hãy nhìn quanh bạn xem. Nếu những người bạn tiếp xúc hàng ngày lại chính là những đồng nghiệp trong tổ kiến thì đã đến lúc tiến hành một vài kết nối mới rồi đấy."

Về tác giả

Harvey Mackay là một trong những tác giả được ưa chuộng nhất, tác giả của cuốn sách đã được bán với số lượng hàng triệu bản Swim with the Sharks Without Being Eaten AliveÔng là nhà báo chuyên trách các vấn đề nghiệp đòan cấp quốc gia, những bài báo của ông đã xuất hiện trong 50 tờ báo trên khắp nước Mỹ. Ông cũng là một CEO và một nhà lãnh đạo xuất chúng. Hiện ông và gia đình sống ở Minneapolis.

Tags