Founder là gì? Phân biệt Founder & Co-Founder

Bạn thường bắt gặp cụm từ founder, co-founder trong các lĩnh vực liên quan đến khởi nghiệp, start-up. Vậy founder là gì?

Founder là gì?

Người sáng lập (tiếng Anh: Founder) là một người thiết lập một cái gì đó mới đi đôi với một thương hiệu uy tín.

Người sáng lập chính là trái tim và linh hồn của các start up. Các Founder có niềm tin vào doanh nghiệp của họ, họ kiên trì và bền bỉ, sử dụng niềm đam mê của mình để vượt qua những khó khăn khởi nghiệp.

Nói một cách chính xác, trong kinh doanh, những người sáng lập là những người thành lập công ty. Tức là những người có thể chấp nhận rủi ro và hưởng thụ thành quả khi phát triển một ý tưởng.

Một sản phẩm hữu hình hay vô hình do một founder tạo ra thường mang ý nghĩa của sự sáng tạo và đổi mới. Nó cũng không thể thiếu sự quyết tâm, trí thông minh và sự can đảm.

Không có môt tiêu chuẩn chung nào dành cho tất cả những người sáng lập. Chẳng hạn như bằng cấp hay vốn…

Co-founder là gì?

Co-founder được định nghĩa là one of a group of founders. Nghĩa là một hay nhiều người trong nhóm các nhà sáng lập.

Ví dụ Sergey Brin và Larry Page là hai nhà đồng sáng lập ra Google, thì gọi họ là Co-founder của Google.

Những nhà đồng sáng lập bị thu hút bởi ý tưởng của một startup. Một số trong số họ cam kết cống hiến cho doanh nghiệp ban đầu. Nhưng sau đó họ có thể tìm thấy một sự phù hợp tốt hơn ở nơi khác.

Họ không phải là người điều hành của công ty, nhưng họ có quyền là người sáng lập doanh nghiệp.

Phân biệt Founder và co-Founder

Việc phân biệt 2 thuật ngữ Founder và co-founder đôi khi không rõ ràng ngay kể cả những người làm việc trong môi trường kinh doanh. Trước khi biết được sự khác biệt của 2 thuật ngữ này bạn cần hiểu khái niệm co founder là gì? Cofounder là cụm từ được dùng để chỉ sự hợp tác/ người đã cùng sáng lập giữa hai hay phần đông người để hình thành nên một doanh nghiệp hoặc đơn vị nhất định. Một công ty, doanh nghiệp có 2 người làm chủ trở lên thì người đó được gọi là co-Founder của doanh nghiệp.

Điều quan trọng nhất giữa Founder và co-Founder là họ có cùng tầm nhin, cùng mục tiêu và cả cùng triết lý sống. Nếu một trong 2 người theo trường phái "thực tế", người còn lại sống "thực dụng" thì không khó dự đoán mối quan hệ hợp tác thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian. Xem thêm: Phân biệt “Thực tế” với “thực dụng”.

Như bạn đã biết, Founder là người sáng lập ra doanh nghiệp hoặc là người tìm thấy ý tưởng khởi nghiệp. Trách nhiệm của họ là đưa ra các ý tưởng kinh doanh khả thi và đem lại nguồn lợi nhuận cao. Lựa chọn mặt hàng, dịch vụ công ty sẽ cung cấp ra thị trường, xây dựng mô hình kinh doanh và tìm kiếm nguồn tài nguyên để khởi nghiệp.

Còn co-founder là người đồng sáng lập. Về cơ bản, co Founder có vai trò như người sáng lập và giúp họ thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp hoặc đóng góp tài nguyên, hỗ trợ người sáng lập,… Trách nhiệm của co-founder là giúp hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả và đem về lợi nhuận.

Co-founder là người có các kỹ năng bổ trợ cho Founder

Tìm một Co-founder không phải là tìm “bản sao” của mình mà là tìm một người có thể lấp đầy những “lỗ hổng” mà bạn đang thiếu sót.

  • Nếu bạn là một lập trình viên, bạn nên chọn một chuyên gia marketing.
  • Nếu bạn là người hướng nội thì một người hướng ngoại là lựa chọn bạn cần.
  • Nếu bạn trầm tính, hãy chọn Co-founder năng động, có khả năng cuốn hút mọi người.

Thường chỉ có một người đầu tư ý tưởng, kiến thức, nguồn vốn… vào công ty hay doanh nghiệp, họ sẽ là founder. Founder sẽ vận dụng tất cả tài năng để tạo nên một đứa con tinh thần hoàn hảo nhất. Sau đó họ sẽ tuyển thêm một vài người nữa để cho ra đời một nhóm những người sáng lập nhằm giúp đơn vị hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ hơn. 

Khác hoàn toàn với co-founder, founder sẽ là người đứng ra để điều hành mọi hoạt động của công ty. Bên cạnh đó họ cũng vạch ra những định hướng nhằm giúp công ty phát triển. Họ tự mình quyết định mà không cần hỏi ý kiến những người khác như hình thức co founder. 

Tuy nhiên điểm chung là cả hai hình thức  này đều chỉ được áp dụng cho lĩnh vực kinh tế. Tuyệt đối không được dùng cho lĩnh vực chính trị. Thêm nữa, cả hai hình thức này đều dành cho những bạn đang muốn khởi nghiệp và thành lập một công ty, doanh nghiệp. 

Co-founder phải cùng tầm nhìn mục tiêu và cùng hệ tư tưởng

Thật khó để một startup có thể nhận ra những người “cùng hội cùng thuyền” với ta trên thương trường. Thế nhưng, chúng ta buộc phải chắc chắn rằng những Co-founder bắt tay hợp tác là người chèo với ta cùng một chuyến đò. Chỉ khi có cùng tầm nhìn và mục tiêu phát triển doanh nghiệp thì Co-Founder, Founder và CEO (giám đốc) mới hợp tác bền vững.

Hơn hết, các Co-founder phải là người truyền cho bạn những bài học “xương máu” và những thành công. Khi làm việc tập thể, những nhà sáng lập chung mới thực sự hiểu và “thần giao cách cảm” với nhau trong mọi bước đi.

Năng lượng chiến đấu bền bỉ

Thương trường startup khốc liệt không dành cho những trái tim yếu ớt. Năng lượng chiến đấu là yếu tố rất cần để hành trình khởi nghiệp và không “chết yểu”. Chính vì vậy, điều bạn cần là tìm kiếm một Co-founder tràn đầy năng lượng về thể chất và tinh thần để cùng vượt qua mọi thách thức, thậm chí là “trở lại vạch xuất phát” (rebasing).

Chỉ số EI – trí tuệ cảm xúc

Chỉ số EI là viết tắt của cụm từ tiếng anh Emotional Intelligence: là khả năng nhận dạng và kiểm soát cảm xúc bản thân. Trong môi trường nhiều áp lực như doanh nghiệp, những người có chỉ số EI cao có khả năng trở thành nhà điều hành hoặc quản lý xuất sắc.

Thăng trầm là điều không thể tránh khỏi trong quá trình khởi nghiệp. Điều này khiến bất cứ ai cũng chịu áp lực nặng nề, mất kiểm soát và trở nên nóng giận. Vì vậy, một Co-founder cần có ý chí, giữ thăng bằng cảm xúc để “con thuyền” startup được “xuôi chèo mát mái”.

Sự linh hoạt, nhạy bén

Co-founder nên là một người có sự linh hoạt, nhạy bén để nắm bắt biến động thị trường và điều chỉnh kế hoạch sản xuất tương thích. Một Co-founder quá cứng nhắc, bảo thủ sẽ khó thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng mặt của thị trường. Những con người như vậy bạn có đủ tự tin để cùng chèo chống doanh nghiệp – “đứa con tinh thần” mà bạn luôn tâm huyết. Nếu một co-founder cảm thấy bị đe dọa quyền lợi bởi các co-founder khác thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Nên nhớ một doanh nghiệp muốn phát triển thì sẽ không chờ đợi ai, không bỏ lỡ cơ hội cho dù chỉ một ngày. Đã cũng lèo lái doanh nghiệp thì tất cả phải tiến về phía trước.

Trung thành tuyệt đối

Startup chính là “đứa con” mà bạn đã dồn nhiều tâm huyết, tiền của thậm chí là sức cùng lực kiệt. Bởi vậy mà “người anh em” cùng chung thuyền với bạn phải là người tuyệt đối trung thành. Chỉ cần một chút sơ hở, bạn có thể bị lộ bí mật kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản.

Kinh nghiệm startup dành cho các Co founder 

Đối với một co founder, việc phân chia cổ phần, trách nhiệm và nghĩa vụ là những điều cần phải hoạch định rõ ràng. Chỉ khi mọi chuyện được sắp xếp cụ thể thì việc mở công ty startup mới thuận lợi và suôn sẻ. 


Co-founder có thực sụ cùng gánh vác công ty với bạn? 

Theo kinh nghiệm của những startup đi trước thì những điều đúc kết được sau đây sẽ phù hợp để giúp cho doanh nghiệp phát triển và duy trì được sự ổn định. Cụ thể: 

  • 10% cổ phần là con số thấp nhất mà các co founder cần được hưởng
  • 4 là số lượng tối đa co founder cho một công ty startup. 
  • Mỗi co founder nên có quyền điều hành chính cho công ty ít nhất là 4 năm. 
  • Đội ngũ co founder cần phải có được những kỹ năng  cần thiết để điều hành hay đầu tư chất xám cho công ty. 
  • Nên hợp tác cùng những người có chung quan điểm và chí hướng để tránh sự tranh cãi và những rủi ro. 
  • Nên hợp tác với những người phù hợp, có cùng tư tưởng và kiên nhẫn như nhau (Xem thêm: Gà gáy thì trời sáng, mà gà không gáy thì trời vẫn sẽ sáng).

Kết

Tóm lại, tuy khác nhau về trách nhiệm, nhưng Founder và Co-Founder phải là những người cùng chung lý tưởng, định hướng giải pháp và hỗ trợ nhau để vượt qua những khó khăn khi khởi nghiệp.

Tổng hợp
TIGO Solutions