Mẫu Đánh giá hiệu quả công việc thường sử dụng trong các doanh nghiệp để người quản lý “nắm” được chất lượng, khối lượng công việc của nhân viên mình.
Lưu ý khi xây dựng mẫu Đánh giá hiệu quả công việc
Khi xây dựng mẫu Đánh giá hiệu quả công việc, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên đánh giá hàng tháng thay cho hàng quý hay hàng năm. Bởi, việc đánh giá thường xuyên giúp người quản lý theo dõi được tiến độ và hiệu quả công việc để kịp thời điều chỉnh. Không nên để giãn cách thời gian đánh giá quá lâu vì có khả năng dẫn đến tình trạng tồn đọng, không giải quyết được các công việc phát sinh.
- Trong bảng Đánh giá hiệu quả công việc cần đưa ra tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc phương pháp đánh giá để người lao động có thể dựa vào đó tự đánh giá bản thân, đưa ra các giải pháp để khắc phục thiếu sót…
- Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả công việc. Tùy thuộc vào mục đích và ý chí của người quản lý mà có thể sử dụng thang điểm, phương pháp so sánh cặp hay quản lý mục tiêu trong đánh giá công việc.
+ Sử dụng thang điểm là cách đánh giá công việc được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Sẽ có tiêu chỉ để cá nhân đánh giá công việc của mình và người quản lý đánh giá công việc của nhân viên. Thang điểm tối đa thường dùng là thang điểm 10.
+ Sử dụng phương pháp so sánh cặp: Cách này sẽ chọn ra 02 người lao động để ghép thành 01 cặp và so sánh kết quả công việc của họ với nhau.
+ Phương pháp quản lý mục tiêu: Phương pháp này dựa rên ý tưởng, mục tiêu cụ thể của người quản lý để từ đó nhìn nhận kết quả của người lao động.
Mẫu Đánh giá hiệu quả công việc (Ảnh minh họa)