Hiệu ứng Dunning-Kruger – Bạn thật sự tài giỏi hay bạn chỉ đang ảo tưởng về điều đó?
Tưởng bản thân đã trở thành chuyên gia rồi nhưng đến một lúc bạn lại nhận ra mình chẳng biết gì? Chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua tình huống này khi tìm hiểu về một vấn đề bất kì trong cuộc sống và nó được các chuyên gia cụ thể hóa gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger.
Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì?
Theo Wikipedia: “Hiệu ứng Dunning–Kruger là một dạng thiên kiến nhận thức (tiếng Anhː cognitive bias) trong đó mọi người đánh giá khả năng nhận thức của họ cao hơn năng lực thực tế. Sự thiên vị nhận thức này chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn (tiếng Anhː illusory superiority), xuất phát từ việc mọi người không thể nhận ra sự thiếu khả năng của họ. Không có khả năng tự nhận thức về siêu nhận thức, mọi người không thể đánh giá khách quan năng lực hoặc sự bất tài của họ.”
Hiệu ứng Dunning-Kruger được hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger nghiên cứu vào năm 1999 (họ đạt giải Nobel về tâm lý học năm 2000). Theo đó, họ đã thực hiện rất nhiều thử nghiệm để kiểm tra khả năng logic, cách diễn đạt và mức độ hài hước của những người tham gia. Kết quả thu được từ nghiên cứu của Kruger và Dunning bao gồm:
- Người bất tài có xu hướng đánh giá quá cao trình độ kỹ năng của mình;
- Người bất tài không nhận ra năng lực của những người thực sự sở hữu nó;
- Người bất tài không nhận ra mức độ bất tài của họ;
- Nếu đào tạo những người này dẫn đến một sự cải thiện đáng kể về kỹ năng của họ, thì họ có thể nhận ra và chấp nhận những thiếu sót trước đây.
Có bao giờ bạn thấy mình khá giỏi về một lĩnh vực, đủ để có thể nhận xét những người khác có trình độ kém hơn bạn? Nhưng bỗng một ngày, bạn gặp được người khác giỏi hơn bạn nhiều và điều đó khiến bạn nhận có lẽ mình chẳng giỏi đến thế. Vậy thì xin chúc mừng, bạn đang rơi vào giai đoạn thứ 3 của chuỗi hiệu ứng Dunning-Kruger.
Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì?
Hiệu ứng này được định nghĩa như sau: “Là một loại thiên kiến nhận thức khi mỗi người tự đánh giá khả năng của bản thân cao hơn trình độ thực tế của chính họ”.
Khái niệm này được nghiên cứu bởi hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger vào năm 1999. Hai nhà tâm lý học này đã thực hiện rất nhiều thử nghiệm xoay quanh sự tự nhận thức logic, cách diễn đạt và tính hài hước của nhiều nhóm người khác nhau. Kết quả được rút ra từ các bài test là những người có điểm test thấp lại có xu hướng tự đánh giá khả năng bản thân cao hơn sự thật.
Các giai đoạn của Hiệu ứng Dunning-Kruger
Để hình dung rõ hơn về hiệu ứng tâm lý này, hãy theo dõi đồ thị dưới đây để thấy sự biến đổi về mức độ tự tin của một người trong mỗi giai đoạn.
- Giai đoạn 1 – Bạn “Không biết gì” (Know-nothing): Ở giai đoạn đầu tiên này, con người nhận thức được sự yếu kém, thiếu sót của bản thân trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Và nó trở thành sự băn khoăn, trăn trở khôn nguôi của họ, thúc đẩy họ phải tự đi học, đi tìm hiểu về vấn đề ấy.
Lấy ví dụ khi bạn bắt đầu học tiếng Anh nhé. Khi chưa biết về nó, bạn thấy những người xung quanh sao mà giỏi thế? Sao họ có thể nói chuyện với người nước ngoài mượt mà đến vậy trong khi bạn thấy tiếng Anh như ngôn ngữ ngoài hành tinh) Và để cải thiện, bạn sắm ngay vài quyển sách dạy tiếng, tập tành nghe video ngoại ngữ mỗi ngày. Hoặc đầu tư hơn thì sẽ đi học những khóa tiếng Anh cơ bản tại các trung tâm.
- Giai đoạn 2 – Bạn đạt “Đỉnh cao của sự ngu ngốc” (Peak of Mount Stupid): Đây là lúc sự tự tin tăng dần cùng lượng kiến thức họ có và lúc này họ lại trở nên tự phụ quá đà với thông tin mới sở hữu này.
Chẳng hạn sau khi đã học tiếng Anh, bạn đã có thể nghe, hiểu và đối thoại trơn tru khi gặp một vị khách Tây đang lạc lối trên đường. Hay khi thấy người Việt khác nói tiếng Anh bạn thầm nghĩ “Cậu này phát âm nghe quê quá! Câu này nên nói kiểu abcdxyz cơ!”. Chúc mừng, bạn đã trở đạt đến “Đỉnh cao của sự ngu ngốc” trong chuỗi hiệu ứng Dunning-Kruger.
- Giai đoạn 3 – Rơi vào “Thung lũng tuyệt vọng” (Valley of Despairs): Sau khi nhận ra khả năng thật sự của bản thân, bạn rơi vào sự buồn bã và chuỗi ngày thất vọng vì chính mình.
- Giai đoạn 4 – Bạn bắt đầu leo lên “Sườn dốc giác ngộ” (Slope of Enlightenment): Từng bước từng bước, họ sẽ học hỏi và mở rộng thêm kiến thức, lúc này đây con người sẽ không còn cái tự cao như ngày trước mà sẽ chỉ có khao khát được phát triển.
Trong quá trình học tiếng Anh, để nâng cao kiến thức và đạt đến level mới, bạn sẽ đi tìm đến những chứng chỉ hàn lâm, chuyên môn hóa hơn như IELTS, TOEFL,… Việc học không còn chỉ xoay quanh những cấu trúc câu cơ bản nữa mà có thêm việc cải thiện vốn từ, trau chuốt cho các nói sao cho mượt và gần với người bản địa hết mức có thể.
- Giai đoạn 5 – Trở thành chuyên gia và ở trên “Cao nguyên của sự bền vững” (Plateau of sustainability): Đó là lúc ta đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, thấu hiểu đến những vấn đề cốt lõi.
Hiệu ứng Dunning-Kruger có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào. Vậy làm thế nào để kiểm soát nó?
Làm thế nào để hạn chế Hiệu ứng Dunning-Kruger?
Thực chất, đây là một hiệu ứng gây ra bởi sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức, vậy nên đối với những người trẻ, thật khó để có thể ngăn chặn hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế nó.
Vậy phải làm thế nào:
- Lắng nghe nhiều hơn: Hãy mở lòng, lắng nghe và đón nhận những nhận xét từ những người xung quanh, có như vậy bạn mới biết được thêm các góc nhìn khách quan hơn về chính khả năng của bản thân bạn.
- Không ngừng học hỏi: Đừng quên chuẩn bị cho bản thân một tâm thế sẵn sàng học hỏi với bất cứ ai, từ bất kì đâu.
- Tập tư duy phản biện: Học cách tự phản bác lại bằng facts và bằng chứng cho một luận điểm do chính mình đưa ra cũng là một cách để tôi luyện bản thân cũng như tránh việc tự mình kết luận một cách không có giá trị.
Kết luận
khuếch đại cho những kẻ ngốc và những kẻ điên rồ’. Việc tìm thấy những người trên các trang web mạng xã hội tự xưng là chuyên gia về những thứ mà thật sự họ chẳng có chuyên môn là chuyện hết sức bình thường ngày nay.
Đó là chưa kể phong trào ‘Trái đất phẳng’ đã trở thành một hiện tượng trong những năm qua. Trước sự bùng nổ của hành vi này, hiệu ứng Dunning-Kruger ngày nay có nhiều con mồi hơn bao giờ hết.
Nhưng không chỉ có những người thiếu kiến thức, có cái tôi quá lớn hay những ý nghĩ thiên vị mới có thể dễ dàng nạn nhân của Dunning-Kruger. Ngay cả những người có hiểu biết, xuất sắc vẫn có thể mắc hiệu ứng Dunning-Kruger, điều này mới thật sự tai hại, họ sẵn sàng chia sẻ các thông tin mà bản thân họ không hiểu rõ nguồn gốc và tính xác thực của nó. Tất nhiên, khi chia sẻ được đưa ra thì lượng Fan hưởng ứng bất chấp là không đếm hết được. Tác hại còn lớn hơn những kẻ thiếu kiến thức. “Kẻ thiếu kiến thức tác hại 10 thì người có kiến thức có thể gây tác hại gấp trăm nghìn lần”.
Cách tốt nhất để tránh hiệu ứng Dunning-Kruger trong thời đại thông tin, (bao gồm nhiều thông tin không chính xác), là lùi lại một bước, xác minh sự thật, thừa nhận sai lầm của mình. Quan trọng là cần đảm bảo rằng bạn hiểu bản thân mình biết những gì và không biết những gì.
Nguồn: TIGO Solutions