Trong tài chính doanh nghiệp, cấu trúc vốn chính là sự phân tích nguồn tiền của công ty. Việc một công ty đứng trước hai sự lựa chọn: vay mượn tiền hoặc lấy tiền từ quỹ cổ đông để cấp vốn cho hoạt động của nó tạo nên sự khác biệt lớn trong cách thức hoạt động của một công ty. Cơ cấu vốn là một yếu tố rất quan trọng mà nếu như bạn dựa vào những nguồn tài chính sai lầm, doanh nghiệp
ĐỊNH NGHĨA
Các công ty thuộc mọi quy mô có thể cấp vốn cho hoạt động của mình thông qua nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Nói một cách đơn giản, một doanh nghiệp có thể vay tiền từ chủ nợ hoặc có thể lấy tiền từ các cổ đông. Mặc dù các công ty lớn và được thể chế hóa có thể sử dụng các hình thức nợ và công cụ vốn chủ sở hữu như trái phiếu và cổ phần ưu đãi thì quy tắc cơ bản là như nhau đối với tất cả các công ty; số tiền đi vào kinh doanh đến từ người cho vay hoặc từ nhà đầu tư. Về lý thuyết, một công ty có thể không có nợ, nhưng không công ty nào có thể không có vốn chủ sở hữu, bởi vì mọi công ty đều phải được sở hữu bởi các cổ đông. Trên thực tế, hầu hết các công ty đều dựa vào sự kết hợp của nợ và vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp không có nợ là một điều bất thường.
KHOẢN NỢ SO VỚI KHOẢN THANH TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Khi bạn đi vay, bạn sẽ phải hoàn trả không chỉ số tiền ban đầu, còn được gọi là tiền gốc, mà còn cả tiền lãi nữa. Việc trả tiền lãi cũng như trả nợ gốc là nghĩa vụ pháp lý đối với doanh nghiệp. Ngay cả khi không kiếm đủ lợi nhuận để trả các khoản nợ này, các doanh nghiệp vẫn sẽ phải tìm cách trả tiền để thực hiện nghĩa vụ nợ của mình. Nếu các doanh nghiệp không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ, chúng sẽ vướng phải các vấn đề pháp lý và thậm chí có thể sẽ bị phá sản. Cổ đông, mặt khác, là đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp, và không nhận được một lời hứa cụ thể. Nếu công ty có lợi nhuận và hội đồng quản trị của công ty quyết định chia sẻ một phần lợi nhuận với các cổ đông, họ sẽ nhận được cổ tức. Khi công ty mất tiền hoặc hội đồng quản trị quyết định tái đầu tư lợi nhuận trở lại vào kinh doanh, các cổ đông không nhận được gì.
KẾT QUẢ KINH DOANH SAU THUẾ VÀ EPS
Bởi vì việc vay từ các chủ nợ sẽ luôn dẫn đến chi phí lãi vay, các công ty huy động vốn thông qua việc bán cổ phần sẽ có lợi nhuận lớn hơn. Điều này không có nghĩa là việc dựa vào cổ đông sẽ luôn là chiến lược tài chính thông minh. Công ty càng có nhiều cổ đông thì số cổ tức có thể phân phối trên mỗi cổ phiếu càng thấp. Do đó, bạn không nên chỉ xem xét tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, mà còn là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, còn được gọi là thu nhập trên cổ phần hoặc EPS. Chiến lược tối đa hóa EPS, trái ngược với tổng lợi nhuận, là giải pháp tốt nhất cho các chủ sở hữu của công ty. Chiến lược này có thể bao gồm cả các khoản vay và các quỹ cổ đông, hoặc chỉ bao gồm một trong hai.
LỢI NHUẬN GIA TĂNG VÀ CHI PHÍ LÃI VAY
Giả sử một doanh nghiệp có hai đối tác, mỗi đối tác đã đầu tư một triệu đô la. Hiện tại công ty có 2 triệu đô la vốn cổ phần, và không có nợ. Doanh nghiệp này cần mở rộng và cần thêm 1 triệu đô la. Doanh nghiệp này có thể vay vốn với lãi suất 10% hàng năm hoặc kiếm được khoản tiền này bằng cách đưa cổ đông thứ ba lên ban quản trị. Nếu khoản đầu tư mới này sẽ làm tăng lợi nhuận nhiều hơn chi phí lãi vay 100.000 đô la thì doanh nghiệp này nên vay vốn. Nếu không, việc kiếm khoản tiền đó thông qua một đối tác mới sẽ là sự lựa chọn thông minh hơn. Mặc dù việc một khoản đầu tư mới không hiệu quả như dự kiến là yếu tố phải được tính đến, thì như một quy tắc chung, chi phí vay vốn vẫn là yếu tố then chốt trong các quyết định về cơ cấu vốn.
NGUỒN : SAGA.VN