Sức Mạnh Của "Deep-Thinking": Bản Chất Của Sự Sáng Tạo

Đúng hay sai: “Câu này là sai.”

Câu trả lời của bạn cho câu hỏi ở trên là gì? Bạn đã nhanh chóng tìm ra câu trả lời hay bạn phải suy nghĩ về nó và tiếp tục suy nghĩ nhiều hơn nữa? 

Hãy tưởng tượng khoảnh khắc bạn đeo kính đảo ngược (inverted goggles) và nhìn thế giới qua một lăng kính hoàn toàn khác. Một mặt, bạn sẽ thấy sự khác biệt theo nghĩa đen nhưng bạn không thể nhìn thế giới khác đi. Nếu chúng ta nhìn đủ sâu và cho phép bản thân quan sát từ một lăng kính mới, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt. Thomas S. Kuhn nhận xét trong Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học,[1]

“Điều một người thấy phụ thuộc vào điều họ nhìn vào và cũng phụ thuộc vào cái mà kinh nghiệm khái niệm hình ảnh trước đây mà người đó được dạy để nhận thấy là gì”

Sức mạnh của deep-thinking là bản chất của sự sáng tạo. Học cách suy nghĩ khác đi và nghĩ sâu, bạn sẽ nhận ra rằng đó không chỉ là tư duy sáng tạo mà kỹ năng tư duy phản biện cũng được cải thiện nhiều. Điều này đưa đến trình độ tư duy cao hơn và tăng cường kĩ năng giải quyết vấn đề mà trước đây bạn chưa từng có.

Hãy cùng xem xét deep-thinking là gì, tại sao bạn nên tìm hiểu về nó và những gì nó sẽ làm cho bạn.

Làm thế nào bạn biết rằng bạn biết những thứ bạn nghĩ là bạn biết?

Bạn đã từng nghe câu nói biết càng nhiều thì càng biết ít chưa? Nếu chưa, hãy dành chút thời gian và ngẫm nghĩ câu nói này. Nhìn vào lý thuyết về kiến thức, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi sau: Làm thế nào bạn biết rằng bạn biết thứ mà bạn nghĩ là bạn biết?

Hãy xem thí dụ này. Hãy giải câu đố sau: 2 + 2 = ?

 

Tôi hy vọng bạn trả lời là 4! Tuy nhiên, hãy xem xét một cách khác để nhìn nhận nó. Trong cuốn sách Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar của Thomas Cathcart và Daniel Klein, chúng tôi tìm thấy câu chuyện sau.

Một người Voohooni nói với một nhà nhân chủng học phương tây rằng 2 + 2 = 5. Nhà nhân chủng học hỏi anh ta làm sao biết điều này. Anh chàng bộ lạc nói,

“Dĩ nhiên là đếm rồi. Đầu tiên, tôi thắt hai nút trong một sợi dây thừng. Tiếp đó, tôi thắt hai nút trong một sợi dây khác. Khi tôi thắt hai dây lại với nhau, tôi có năm nút thắt.”

Deep-thinking là suy nghĩ về suy nghĩ của bạn

Rene Descartes đã phát biểu một câu nổi tiếng, “Cogito ergo sum” hay “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” nơi ông ta tin rằng tư duy là đặc điểm thiết yếu của con người.

Trong cuốn sách Tại sao thế giới dường như không hợp lý, Steve Hagen đã thảo luận rằng Descartes đến với cogito từ một thí nghiệm về sự nghi ngờ triệt để để khám phá nếu có bất cứ thứ gì anh ta có thể chắc chắn; thì đó là bất cứ điều gì anh ta không thể nghi ngờ.[2] Hagen đã nhận xét,

“Anh ta đã bắt đầu bằng việc nghi ngờ sự tồn tại của thế giới bên ngoài. Sau đó anh ta đã cố gắng nghi ngờ sự tồn tại của bản thân anh ta. Tuy anh ta nghi ngờ nhưng anh ta vẫn đối mặt với vấn đề rằng có một người nghi ngờ. Hẳn là chính anh ta! Anh ta không thể nghi ngờ sự nghi ngờ của chính anh ta.”

Về cơ bản, siêu nhận thức (Metacognition) là nhận thức về nhận thức của một người. Đó là suy nghĩ về suy nghĩ hay nhận thức về nhận thức. 

  1. Meta nghĩa là Vượt quá 
  2. Cognition nghĩa là suy nghĩ

Do đó, Metacognition nghĩa là Vượt ngoài sự suy nghĩ - siêu nhận thức.

Để nhận thức được, nó đề cập đến khả năng của trí não có thể khựng lại và tự xem xét hành động của chính nó. Tại đây chúng ta có thể kiểm tra cách chúng ta học, ghi nhớ và suy nghĩ. Kiến thức về cách chúng ta xử lý thông tin cho chúng ta cơ hội để thay đổi cách chúng ta xử lý chúng. [3]

Chúng ta có thể thực sự biết bất cứ điều gì là gì không?

Hagen đã đặt ra câu hỏi sau trong cuốn sách của ông ta Tại sao thế giới dường như không hợp lý: Nó ở đây, nhưng nó là gì? Chúng ta có thật sự biết đó là gì không?

Hagen nhận xét,

Khi chúng ta cố gắng trả lời điều này, có phải chúng ta chỉ đơn thuần trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào chúng ta hiểu được nó?” hay “Chúng ta gọi nó là cái gì?” Vài câu hỏi sâu xa hơn được đề cập đến.

Ví dụ, nếu tôi nói “Ở đây, trong cái tách này, là nước,” bạn có thể sẽ hỏi “Nước là gì?” Nhưng như các nhà khoa học, chúng ta có thể chỉ ra “Nước cấu tạo từ hydro và oxy.” Do đó, bằng việc sử dụng các phương pháp khoa học, chúng ta có thể khám phá ra nước “cấu tạo” từ cái gì.

Đầy tự tin mà nói “Những gì thực sự tồn tại trong cái tách này là hydro và oxy, kết hợp và chuyển hóa thành một chất độc đáo mà chúng ta gọi là ‘nước’.” Nhưng các câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra.

Hagen kết luận, “Hydro là gì? Oxy là gì? Và khi chúng ta xem xét lại với các phương pháp khoa học thì chúng ta có thể nói “Hydro là nguyên tố cấu tạo từ nguyên tử và mỗi nguyên tử gồm một proton và một electron duy nhất.”

Nhưng vẫn còn các câu hỏi: Nguyên tử là gì? Proton và electron là gì? Có vẻ như chúng ta đã bắt đầu một sự hồi quy không hồi kết. Không bao giờ chúng ta thực sự đi đến tận cùng câu hỏi: “Nước là gì?” Chúng ta có thể đặt tên cho một đối tượng của tâm trí, thậm chí chia nhỏ nó ra và đặt tên cho từng bộ phận của nó nhưng chúng ta vẫn không thực sự trả lời cho câu hỏi.”

Đọc đoạn văn này khiến tôi tự hỏi: chúng ta có từng thực sự biết bất cứ thứ gì là gì không? Hãy xem một thí dụ khác của Hagen.

Ông ấy mô tả thế giới của chúng ta kì lại thế nào qua cuộc thảo luận giữa một nhà vật lý và một triết gia:

Nhà vật lý: …và vì vậy chúng ta kết luận electron là một hạt.

Triết gia: Nhưng anh cũng khẳng định electron là sóng.

Nhà vật lý: Đúng vậy, nó cũng là sóng.

Triết gia: Nhưng chắc chắn không nếu nó là một hạt.

Nhà vật lý: Chúng ta nói nó cùng là sóng và hạt. 

Triết gia: Nhưng rõ ràng đó là một sự mâu thuẫn.

Nhà vật lý: Có phải bạn nói nó không là sóng cũng không là hạt?

Triết gia: Không phải, tôi đang hỏi anh có ý gì về “nó.”

Một khoảng trống trong dòng ý thức

Bạn hẳn là đang tự hỏi sự khác biệt giữa Siêu nhận thức và Nhận thức.

  • Nhận thức. Đây là quá trình tiếp thu kiến thức để hiểu. Nhận thức là suy nghĩ.
  • Siêu nhận thức. Cái này phụ thuộc vào nhận thức và kiểm soát quá trình nhận thức. Siêu nhận thức sẽ giúp bạn tìm thấy lỗ hỏng trong học tập và tư duy của bạn. Tuy nhiên, bạn phải tiếp thu được một vài kiến thức trước đây về một chủ đề trước khi siêu nhận thức. Như được đề cập trước đó, siêu nhận thức vượt ngoài suy nghĩ... Nó là suy nghĩ về suy nghĩ.

Bây giờ bạn đã hiểu nguyên tắc cơ bản đằng sau deep-thinking, hãy cùng xem cách phát triển nó.

Trong cuốn sách Sức mạnh của hiện tại của Eckhart Tolle,[4] chúng ta học được các bài học sau

Liên tục quan sát tâm trí của bạn mà không đánh giá suy nghĩ của bạn

Tại đây chúng ta sẽ hỏi một câu hỏi đơn giản “Chúng ta sẽ nghĩ gì kế tiếp?” Thử đi. Có thể bạn đang nghĩ về suy nghĩ kế tiếp của bạn phải không? Hoặc có lẽ không.

Liên tục đặt câu hỏi này, bạn có thể đã trì hoãn suy nghĩ tiếp theo của bạn. Đây là do hiệu ứng zeno lượng tử, là nơi chúng ta có thể đóng băng trạng thái hiện tại và quan sát nó. Về cơ bản, không có sự thay đổi trong khi chúng ta đang quan sát nó.

Cuộc sống chỉ đơn giản là một chuỗi các khoảnh khắc của hiện tại

Tại đây chúng ta được thông báo rằng quá khứ chỉ đơn giản là tất cả khoảnh khắc hiện tại đã qua. Tolle cho rằng thời điểm quan trọng nhất là hiện tại mà chúng ta lại nghĩ về nó ít nhất. Ngoài ra, hiện tại chỉ đơn giản là những khoảnh khắc hiện tại trong tương lai đang đợi trôi qua.

Tưởng tượng bạn rời khỏi thân xác của bạn và xem chính bản thân suy nghĩ. Hãy nghĩ nó như một bộ phim tâm linh mà mục đích của bạn không chỉ là đánh giá diễn viên mà còn đơn giản là quan sát họ. 

Tolle đề cập đến việc bước vào thời điểm bây giờ hay hiện tại như tạo ra một khoảng trống trong dòng ý thức. Việc tự hỏi bản thân Suy nghĩ tiếp theo của tôi sẽ là gì?” tạo ra khoảng trống đó và cho phép bạn không nhận ra trong tâm trí bạn. Một khi bạn làm điều này, bạn đã nâng bản thân lên trên suy nghĩ. Đấy là sự khai sáng.

Các giai đoạn của deep-thinking

Trước khi chúng ta xem xét các chiến lược bạn có thể sử dụng để trở thành người có tư duy sâu sắc, hãy nói ngắn gọn về các giai đoạn của deep-thinking được gọi là 3 cấp độ tư duy. [5]

  • Mức 1: Tư duy bậc thấp. Cá nhân không có tính phản ánh, có trình độ kĩ năng ở từ thấp đến hỗn hợp.
  • Mức 2: Tư duy bậc cao. Cá nhân lựa chọn những gì cần phản ánh, có trình độ kĩ năng cao nhưng thiếu ngôn từ để tư duy phản biện. 
  • Mức 3: Tư duy đỉnh cao. Cá nhân có tính phản ánh rõ ràng, có trình độ kĩ năng cao nhất và thường xuyên sử dụng công cụ tư duy phản biện.

Chiến lược trở thành người deep-thinking

Để tiến tới bậc tư duy đỉnh cao, hãy thử các chiến lược sau:

Tăng cường sự tự nhận thức bằng cách suy nghĩ về suy nghĩ

Hãy tưởng tượng bạn có thể trở nên nhận thức về cách bạn học. Chúng ta biết rằng chúng ta phải có một nền tảng kiến thức trước về một thứ gì đó để sử dụng siêu nhận thức. Hãy nghĩ trí thông minh của bạn như điều bạn nghĩ và siêu nhận thức như cách bạn nghĩ. Hãy xem xét chuỗi câu hỏi bạn có thể tự trả lời bằng cách sử dụng các yếu tố tư duy.[6]

  • Mục đích. Tôi đang cố gắng để đạt được điều gì?
  • Câu hỏi: Tôi đang nêu ra hay giải quyết câu hỏi gì? Có phải tôi đang xem xét tính phức tạp trong câu hỏi?
  • Thông tin: Thông tin nào tôi đang sử dụng để đi đến kết luận của mình.
  • Suy luận: Tôi đã đi đến kết luận như thế nào? Có cách nào khác để giải mã thông tin?
  • Khái niệm: Ý chính là gì? Tôi có thể giải thích ý tưởng này không?
  • Giả định: Tôi đang tự cho cái gì là đúng?
  • Hàm ý: Nếu có ai đó chấp nhận vị trí của tôi, nó sẽ có ẩn ý gì?
  • Quan điểm. Tôi đang xem xét vấn đề này từ quan điểm nào? Có quan điểm nào khác mà tôi nên xem xét không?

Thách thức các phương pháp học hiện tại qua các siêu câu hỏi

Siêu câu hỏi là các câu hỏi bậc cao mà chúng ta có thể dùng để khám phá ý tưởng và vấn đề. Sau đây là một vài ví dụ.

  • Tại sao nó lại xảy ra?
  • Tại sao nó đúng?
  • Làm thế nào X liên quan đến Y?
  • Tại sao lý luận cần dựa trên X thay vì Y?
  • Có những khả năng khác xảy ra không?

Hãy xem xét một ví dụ thực tiễn.

  • Khi bạn nói: “Tôi không thể làm được điều này.” Hãy thay đổi thành: “Tôi không thể làm những việc cụ thể gì?”
  • Bạn nói: “Tôi không thể tập thể dục.” Tiếp đó hãy hỏi: “Điều gì ngăn cản bạn?”
  • Bạn nói: “Tôi không có thời gian.” Bây giờ hãy tự hỏi chính mình: “Điều kiện cần thiết nào có thể giúp bạn bắt đầu tập thể dục?”
  • Bạn khám phá ra: “Tôi có thể loại bỏ khoảng thời gian phí phạm nào để có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc tập thể dục?”
  • Sau đó hãy tưởng tượng là thế nào bạn có thể bắt đầu tập thể dục : “Nếu tôi có thể tập thể dục, tôi sẽ làm nó như thế nào?”

Nhìn thế giới từ lăng kính khác

Dưới đây là một thủ thuật bạn có thể sử dụng để nâng cao sự hiểu biết sâu sắc hơn về một vấn đề—4 cách nhìn nhận:

  • X xem chính nó như thế nào?
  • Y xem chính nó như thế nào?
  • X xem Y như thế nào?
  • Y xem X như thế nào?

 

Cố gắng áp dụng thủ thuật như thế này: giả sử chúng ta đang ở Mỹ và nhìn vào một quốc gia khác. Đầu tiên, vẽ bốn hộp sau đó liệt kê các câu hỏi. Thứ hai, bắt đầu trả lời những câu hỏi này.

  • Trong hộp #1 hỏi: “Bạn thấy nước Mỹ như thế nào?”
  • Hộp #2: “Trung Quốc nhìn bản thân họ như thế nào?”
  • Hộp #3: “Trung Quốc nhìn Mỹ như thế nào?”
  • Hộp #4: “Bạn nhìn hai quốc gia này thế nào?”

Thí nghiệm tưởng tượng

Một thủ thuật cuối cùng mà bạn có thể sử dụng để trở thành một người tư duy sâu sắc —Thí nghiệm tưởng tượng. Đây là sự vận dụng trí tưởng tượng để điều tra bản chất của bất cứ thứ gì. [7] Thí nghiệm tượng tượng tìm cách tìm hiểu về thực tế thông qua suy nghĩ:

  • Hình dung một tình huống và thiếp lập nó trong trí tưởng tượng của bạn. 
  • Hãy để nó chạy hay tiến hành vài loại vận hành.
  • Nhìn xem chuyện gì xảy ra.
  • Rút ra kết luận.

Nhóm nghiên cứu tại Stanford mô tả điều này bằng cách sử dụng những câu hỏi sau: Kể từ thời Lucretius, chúng ta đã học được cách khái niệm hóa không gian để mà nó vừa hữu hạn vừa không bị ràng buộc. Hãy xem thí nghiệm tưởng tượng vận hành như thế nào.

  • Tưởng tượng một vòng tròn trong không gian một chiều.
  • Khi chúng ta di chuyển xung quanh, không có biên nhưng nó vẫn là hữu hạn.
  • Bạn có thể kết luận điều gì? Vũ trụ có thể là một phiên bản ba chiều của cấu trúc hình học không gian này.

Deep-thinking và bạn sẽ tư duy sáng tạo

Deep-thinking sẽ thay đổi cách bạn nghĩ, cảm nhận và nhìn nhận thế giới. Khi bạn hiểu khái niệm này, bạn sẽ bắt đầu nghĩ xa hơn những niềm tin đơn giản.

“Khi nền tảng chắc chắn thì không có lý do gì để sợ sóng to gió lớn.”

Deep-thinking sẽ thay đổi cách bạn nghĩ, cảm nhận và nhìn nhận thế giới. Khi bạn hiểu khái niệm này, bạn sẽ bắt đầu nghĩ xa hơn những niềm tin đơn giản.

Bằng cách ứng dụng tất cả kĩ năng được đề cập trong bài viết này, bạn sẽ có thể tư duy sâu sắc hơn và khám phá nhiều khả năng hơn.

Tài liệu tham khảo

[1]^Thomas S. Kuhn: Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

[2]^Steve Hagen: Tại sao thế giới dường như không hợp lý: Một câu hỏi về khoa học, triết học và nhận thức

[3]^Người học đỉnh cao: Siêu nhận thức là gì? 3 điểm chính cần ghi nhớ

[4]^Eckhart Tolle: Sức mạnh của hiện tại

[5]^Thư viện hướng dẫn cho người tư duy: Các công cụ và khái niệm tư duy phản biện

[6]^Từ điển bách khoa triết học Stanford: Các cuộc thí nghiệm tưởng tượng