Cái bẫy của sự hoàn hảo

Nếu bạn thường xuyên lo lắng về những nỗ lực của bạn chưa bao giờ là đủ, hay bạn liên tục thất vọng về mọi người đang sống và làm việc cùng bạn, bạn có vẻ như đang rơi vào cái bẫy do chính mình tạo ra.

Susan, một nhà thiết kế nội thất, làm việc điên cuồng để hoàn thành các dự án, duy trì công việc kinh doanh và lên kế hoạch tổ chức tiệc cuối năm cho bạn bè và khách hàng. Với Susan, căn nhà là niềm tự hào và là nơi trưng bày thể hiện tài năng thiết kế, vì vậy cô dốc sức sửa sang lại căn bếp trông ấn tượng hơn trước khi bữa tiệc bắt đầu. Cả bữa tiệc buổi tối đó đều diễn ra hoàn toàn suôn sẻ đến khi trợ lý của Susan, Charles hỏi cô nếu một vài vị khách có thể đến tham dự cùng không: bà Beagle, đang sở hữu vài cửa hàng bán đồ nhỏ và có nhiều công việc kinh doanh liên quan tới Susan, và ông Sandoval, thành viên của phòng thương mại địa phương và là người hết lòng ủng hộ Susan.

Susan cảm thấy đầu cô sắp sửa nổ tung khi cô nhận ra mình đã quên gửi thiệp mời những người này tới tham dự tiệc. Cô mếu máo “Sao mình có thể ngu ngốc như vậy? Bây giờ mình phải làm gì? Họ chắc chắn sẽ biết tới bữa tiệc này và cho rằng mình cố tình phớt lờ họ”. Mặc dù Charles đã khuyên Susan cô đang trầm trọng hoá vấn đề thì Susan vẫn tiếp tục dằn vặt bản thân cả buổi tối vì sơ suất đó.

Susan chính là ví dụ về tuýp người cầu toàn hướng nội. Mặc dù tính cách đó có thể hỗ trợ nhiều cho công việc, nhưng nó cũng khiến cô bị tổn thương khi quá nghiêm khắc và phán xét bản thân vì những sai sót hoàn toàn không chấp nhận được. Giống như nhiều người, cô lo lắng mọi điều người khác suy nghĩ về mình cũng như công việc kinh doanh.Tuy nhiên, trong trường hợp của Susan, những sơ suất đó khiến cô cảm thấy bối rối, căng thẳng, phải chịu đựng những đêm mất ngủ vì lo lắng và lo sợ mọi người sẽ không chấp nhận cô. Susan mắc phải vấn đề khi không biết buông bỏ và tha thứ cho bản thân vì cô luôn tâm niệm: mọi người có thể làm sai, phạm lỗi lầm nhưng cô thì không bao giờ được phép như vậy.

Bạn tìm kiếm sự hoàn hảo trong trong một thế giới không hoàn hảo?

Tom, mặt khác lại thuộc tuýp người cầu toàn hướng ngoại. Anh hoàn toàn cảm thấy ổn về bản thân nhưng anh thường xuyên thất vọng và tức giận với những người khác vì luôn khiến anh bực mình. Điều anh quan tâm là chất lượng, chất lượng và chất lượng. Nhưng sự đòi hỏi chất lượng thái quá đó của anh không chỉ dừng lại ở văn phòng.

Tom lái xe vào gara và phát hiện có cả một mớ bừa bộn trên kệ làm việc và trên sàn mà con trai anh, Tommy đã bày ra 2 ngày trước đó. Tom bước qua cửa và bực tức nói với vợ: “Anh đã nói Tommy dọn dẹp đống bầy hầy trong gara trước khi anh về nhà”. Cô vợ bảo vệ con trai, nói “Nó cũng mới chỉ về nhà vài phút trước mà thôi”. “Nó giờ đâu ?” Tom quát lớn và đi tìm Tommy, chuẩn bị một bài thuyết giảng về tính ngăn nắp và yêu cầu Tommy phải dọn dẹp gara ngay lập tức.

Với Tom, tất cả mọi  thứ diễn ra trong ngày đều khiến anh bực mình và phải phàn nàn. Con trai Tommy không nghe lời, vợ không quan tâm, chuẩn bị mọi thứ đúng lúc và lúc nào cũng có những lời bao biện. Và ngay cả khi Tommy và vợ có làm những việc đó thì Tom luôn thấy chưa đủ hoàn hảo. Tom thấy chán nản khi thỉnh thoảng anh buộc phải tự làm công việc của mình mà không thể tin cậy ai để giúp đỡ vì anh không thể chịu nổi khi mọi người trì hoãn công việc mà còn bao biện. 

Tom, cũng như bao người cầu toàn hướng ngoại khác, mắc phải nhiều vấn đề trong mối quan hệ với người khác do thái độ của anh với mọi người khi không đáp ứng kỳ vọng của anh. Khi anh cố gắng nhẹ nhàng chỉ ra những thiếu xót của mọi người, anh chỉ cảm thấy căng thẳng và đôi khi còn xảy ra cãi nhau. Anh đã cố gắng tập luyện để hạn chế kỳ vọng đối với mọi người nhưng cách thức đó của anh dường như không mấy hiệu quả. 

Trên đời này không có gì là hoàn hảo

Nỗi khổ của những người cầu toàn

Hành trình theo đuổi sự tròn trịa trọn vẹn có thể rất vất vả và khó nhọc cả về thể chất lẫn tinh thần. Có hai động lực mẫu thuẫn nhau, tồn tại đồng thời đối với những người cầu toàn và theo đuổi sự hoàn hảo là (1) đam mê thực hiện công việc tốt và (2) nỗi sợ khi phải đối mặt với thất bại. 

Bất kể bạn làm gì từ công việc đơn giản như vệ sinh nhà cửa, viết báo cáo, sửa chữa xe hơi tới công việc phức tạp như thực hiện một ca phẫu thuật não, việc bạn tập trung làm việc luôn nỗ lực, cố gắng là một điều tích cực. Những khi bạn cảm thấy bạn dường như không bao giờ hoàn thành công việc, hay không có đủ thời gian để nỗ lực hết sức, hay bị mọi người phê bình chỉ trích và không thể cùng mọi người hợp tác hoàn thành công việc ngay lần đầu tiên, bạn sẽ kết thúc mọi thứ với cảm xúc cực kỳ tồi tệ. 

Vấn đề ở chủ nghĩa cầu toàn khiến cảm xúc bị bào mòn và khiến bạn thấy khó khăn vươn tới thành công hay tìm kiếm hạnh phúc. Với những ai theo chủ nghĩa cầu toàn, hệ quả dễ thấy là nỗi sợ mắc sai lầm, căng thẳng khi đối mặt với áp lực trong công việc, và luôn ý thức được đồng thời sự tự tin và sự hoài nghi bản thân. Nó cũng bao gồm sự tức giận, thất vọng, buồn bã, cáu kỉnh và sự sợ hãi khi bị chê bai, châm biếm. Đó là những trải nghiệm cảm xúc thường thấy của những người cầu toàn hướng nội.

Những căng thẳng về mặt tâm lý gặp phải do cầu toàn cùng với thất bại hoàn thành mục tiêu có thể phát triển thành một số trở ngại tâm lý phức tạp và trầm trọng hơn. Những người cầu toàn có vẻ dễ bị tổn thương dẫn tới phiền muộn khi đối mặt với các công việc áp lực cao, đặc biệt đối với những người luôn có suy nghĩ phán xét bản thân chưa cố gắng đủ. Trong nhiều tình huống, niềm tin của những người cầu toàn tự dựng lên quá cao khiến người đó càng thất vọng và dẫn tới việc đạt được mục tiêu hoàn hảo càng bất khả thi. Hơn thế, với những người cầu toàn sống trong một gia đình có lịch sử trầm cảm, họ, về mặt sinh lý, càng dễ phát triển các dấu hiệu trầm cảm nặng về tâm lý lẫn thể chất. Cụ thể hơn, họ rất mẫn cảm với các sự kiện kích thích họ hoài nghi bản thân và nỗi sợ bị từ chối hay bị chế nhạo.

Sự cầu toàn - "bệnh dịch" huỷ diệt thành công

Đôi khi, sự dằn vặt của những người cầu toàn có thể cảm nhận được trong mối quan hệ với mọi người. Những người cầu toàn thỉnh thoảng vô tình tạo ra khoảng cách giữa họ và mọi người vì hai thái cực. Thứ nhất, họ không thể tha thứ cho lỗi lầm của người khác vì họ quá hoàn hảo. Thứ hai, họ tự mãn vì thành tựu hay tính cách của mình ưu việt hơn so với những người bình thường khác. Mặc dù họ hoàn toàn kiểm soát và nhận thức được hành động nào là đúng và sai, những người cầu toàn vẫn phải chịu đựng sự dằn vặt khi bị cô đơn. Các nghiên cứu cho rằng những người cầu toàn theo kiểu hướng ngoại có khả năng ít bị trầm cảm hay bực dọc khi căng thẳng hơn những người cầu toàn hướng nội. Tuy nhiên, các khó khăn khi tương tác với mọi người lúc ở nhà hay tại công sở vẫn là vấn đề đối với cả hai tuýp người cầu toàn.