Thượng đế tạo ra con người có hai cái tai nhưng chỉ có một cái miệng, đó là bởi muốn chúng ta nói ít lại, lắng nghe nhiều hơn.
Từng có một nước nhỏ cống tiến cho Đường Huyền Tông, Trung Quốc 3 bức tượng người vàng, ngoại hình và trọng lượng trông có vẻ giống nhau, nhưng có một bức quý giá nhất.
Vậy thì, rốt cuộc bức nào là quý giá nhất?
Rất nhiều đại thần đều bó tay, cuối cùng có một vị lão thần đứng ra, ông đặt ba sợi tơ vào 3 chiếc tai của ba bức tượng.
Bức thứ nhất, sợi tơ đi ra từ chiếc tai còn lại; bức thứ hai sợ tơ đi ra từ cái miệng; bức thứ ba, sợi tơ rơi xuống dưới bụng.
Lão thần nói, bức quý nhất là bức tượng thứ 3. Thực ra, 3 bức tượng này phản ánh 3 loại người trên thế giới.
Kiểu thứ nhất, nghe tay trái ra tai phải, kiểu người này không biết thế nào là lắng nghe.
Kiểu thứ hai, nghe được nhưng không suy nghĩ đã nói ra, nói nhiều nhưng vô ích.
Kiểu thứ ba, vừa biết lắng nghe, vừa biết giữ lời, có chừng mực, hiểu nhiều nói ít.
Tục ngữ có câu “thủy thâm bất ngữ, nhân ổn bất ngôn” (Người khôn ngoan không khoe việc mình làm, nước thâm sâu không bao giờ cho thấy đáy), ý muốn nói nước dù sâu tới đâu, nó trước giờ chưa từng thanh minh, đều để loài người tự đi khám phá; người làm việc chín chắn, trầm ổn, trước giờ không khoe khoang mình lợi hại ra sao.
Giống như Lỗ Tấn từng nói: “Khi im lặng, tôi cảm thấy phong phú; khi mở miệng, tôi cảm thấy trống rỗng”.