"Bạn giúp người ta bằng 100% tấm lòng, đến một ngày bạn chỉ bằng lòng giúp 80% người ta sẽ coi tất cả ân nghĩa của bạn như chưa từng có. Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù, lời người xưa không sai. Đừng quá dễ dãi dốc hết lòng dạ, hãy giữ lại một chút kiêu hãnh và lòng thương cho chính mình. Nhớ kỹ, thứ lạnh lùng nhất là lòng người."
Ngày đó, bản thân cảm thấy làm gì có chuyện như vậy. Mình giúp ai, mình hỗ trợ ai thì mình cứ hết lòng hết dạ, có sao đâu.
Nhưng cho tới một ngày, tôi gặp rất nhiều người làm cho bản thân thấu hiểu hai chữ "không ngờ".
Ok, mình giúp họ, mình đối tốt với họ khi họ nhờ vả. Suy nghĩ mình rất vô tư, không có vấn đề gì. Thế nhưng đến lần thứ 3, thứ 4 tôi không làm nữa lại quay ra trách móc tôi.
Ô hay, đó là nghĩa vụ của tôi chắc? Buồn cười à nha!
Khi họ làm điều gì đó cho mình thì họ lại tính toán thiệt hơn, so đo đủ đường. Hầy, buồn biết bao nhiêu.
Bao năm xây chùa không ai biết.
Một viên gạch vỡ, cả làng hay.
Câu thơ trên được một doanh nhân lớn thốt lên khi chứng kiển cảnh nhà tan chỉ vì một sự việc, trong khi công lao cống hiến bao năm không được xem xét đến.
Khi mình giúp đỡ ai đó, hãy giúp đỡ một cách khôn ngoan. Cho người ta cái cần câu để người ta tự biết đường sinh tồn, chứ đừng "đây tôi biếu anh luôn con cá", xong là xong!
Cho đi là tốt, là hành động cao đẹp. Nhưng trong cuộc sống, lòng tốt phải được đặt đúng chỗ. Có những kẻ lợi dụng lòng tốt của chúng ta để làm việc xấu. Lòng tốt rõ ràng là đáng quý, đáng trân trọng nhưng một khi chúng ta đem trao gửi nó ở một nơi không đáng trao thì khi đó lòng tốt sẽ trở thành một con dao sắc nhọn đâm ngược lại trái tim chúng ta. Sẽ đau lắm đấy!
Vậy nên mới nói:
"Thiện không đúng chỗ, là ác.
Ác đúng chỗ, là thiện."
Quân phiệt Nhật có ác không? Phát xít Đức có ác không? Câu trả lời chắc chắn là "ÁC". Nhưng cái ÁC của họ bị chặn lại bởi Mỹ và đồng minh. Cái ác của 2 quốc gia này vượt quá sự chịu đựng của thế giới. Sau khi cái ác bị tiêu diệt, hai quốc gia này sở hữu thế hệ có tính kỷ luật cao nhất thế giới, môi trường làm việc vào hàng chuyên nghiệp và nghiêm khắc nhất trên thế giới. Kết quả là ngày nay 80% hàng hóa chất lượng nhất trên khắp hành tinh của chúng ta do 20% của thế giới (Nhật và Đức) sản xuất. Phải chịu đựng từ tai tiếng là những kẻ phát xít ác nhất lịch sử nhân loại, giờ đây Nhật và Đức là hai trong số ít quốc gia phát triển cống hiến nhiều nhất cho thế giới. Những việc thiện của họ luôn được cả thế giới thừa nhận và biết ơn sâu sắc.
Nói một cách khác, giữa thiện và ác có sự chuyển hóa lẫn nhau.
Người Nhật và người Đức học được tính kỷ luật từ cha ông của họ, từ nền văn hóa của người xưa (thí dụ kỷ luật của chiến binh Samurai), nhờ đó con cháu được thừa hưởng một nền văn hỏa kỷ luật, một tổ chức xã hội chặt chẽ như loài sói.
Tổng hợp