Nghịch lý của giá trị

? Tất cả mọi thứ tồn tại đều có giá trị của nó, và giá trị đó lớn hay không với chính bạn phụ thuộc vào quyết định và suy nghĩ của chúng ta. Việc hiểu được giá trị đúng của mọi thứ vào đúng thời điểm sẽ giúp ích chúng ta đưa ra được những sự lựa chọn hữu ích trong cuộc sống và tất cả đều được giải thích với “nghịch lý của giá trị”.

? Nếu một ông bụt hiện ra và cho bạn hai lựa chọn, một là một viên kim cương quý giá, hai là một chai nước lọc tinh khiết thì bạn sẽ chọn gì? Nếu không phải nhà tài phiệt mà tiền thừa sống tận chục đời sau thì chắc chẳng ai điên mà lại chọn chai nước nhỉ? Nhưng nếu đặt lại tình huống rằng bạn đang ở trên một hoang mạc và đã đi bộ hàng trăm cây số nhưng không hề có một giọt nước chảy vào họng, bạn thiếu nước đến mức chỉ cần không hấp thụ nước trong vòng vài tiếng nữa sẽ gục xuống mà chết thì liệu bạn sẽ vẫn chọn kim cương?

? Đây chính là nghịch lý về giá trị vô cùng nổi tiếng được diễn tả bởi nhà kinh tế tiên phong Adam Smith để cho chúng ta thấy rằng việc quyết định giá trị của một thứ không hề đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ.
? Adam Smith đã giải thích nghịch lý này bằng cách nói rằng giá trị có 2 mặt thứ nhất đó là giá trị trao đổi, trong ví dụ trên đó chính là việc viên kim cương có thể được quy đổi bằng một số tiền vô cùng lớn thay vì một chai nước khoáng. Còn thứ hai đó chính là giá trị sử dụng như chai nước nếu ở sa mạc sẽ là thứ mà bạn có thể đánh đổi cả viên kim cương để lấy nó. Như vậy có sự thay đổi vô cùng lớn ở “giá trị” của hai đồ vật ở những thời điểm khác nhau tạo thành nghịch lý giá trị vô cùng nổi tiếng này.
? Nhiều nhà kinh tế hiện đại đối mặt với nghịch lý này dưới quan điểm hữu dụng (Unity) tức là nhìn nhận mọi thứ theo cách mà chúng thỏa mãn nhu cầu của con người như thế nào. Về cơ bản, đối với bạn tính hữu dụng của một thứ thể hiện qua việc bạn sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu giá trị trao đổi (ở đây là tiền) để có thể mua nó.
? Bây giờ hãy cùng quay lại sa mạc nào, bây giờ bạn sẽ được lựa chọn giữa kim cương và chai nước khoáng mỗi năm phút trong chuyến đi thì lúc này bạn sẽ lựa chọn như thế nào? ? Theo TED-ed thì thông thường nhiều người sẽ lấy đủ nước cho chuyên đi và rồi sẽ bắt đầu lấy nhiều kim cương nhất có thể. Điều này được các nhà kinh tế giải thích theo “hữu dụng biên”- Marginal Utility. Có nghĩa là bạn sẽ so sánh tính hữu dụng có được từ mỗi chai nước với mỗi viên kim cương cộng thêm vào mỗi lần được lựa chọn. Và dần dần qua mỗi lần chọn, giá trị của chai nước đối với bạn sẽ thấp dần và đến khi bạn không cần chúng nữa thì bạn sẽ bắt đầu chọn kim cương. Cũng như vậy đối với nhiều thứ trên thế giới, bạn càng nhận được nhiều từ nó bao nhiêu thì phần thừa sẽ trở nên kém hữu dụng bấy nhiêu, có thể dễ dàng thấy giống như việc rất ít những bộ phim bạn sẽ bỏ tiền mua vé xem nhiều lần.

? Tính hữu dụng ở trên được áp dụng trong cuộc sống rất là nhiều ngay từ việc mua đồ dùng hàng ngày cho đến những quyết định quan trọng trong đời chúng ta. Vì vậy bằng cách tối đa hóa nó và tránh lợi ích biên giảm dần là thay đổi cách ta tiêu xài thời gian và nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Sau khi đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản, theo lý thuyết ta sẽ quyết định đầu tư vào các sự lựa chọn chỉ khi chúng hữu dụng và thích hợp. Nhưng trên thực tế thì còn nhiều lí do khách quan khác có thể ảnh hưởng đến kết quả thực tế của những quyết định trên nên những lời khuyên trên cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi.

? Nguồn: Tổng hợp, dịch thuật, xử lý và phân tích bởi Science Realm từ TED, Saga và Wikipedia.

? Admin: Hikkey.
? Editor: Hikkey.
? Design: Talia và Tom.
? Pic: artist brightside.me

⛔ Khi chia sẻ bài viết, vui lòng ghi đầy đủ nguồn được đóng góp bởi Science Realm. Xin cám ơn.

#ScienceRealm #Economic #Kinhte