Ứng dụng mô hình đường cong học tập vào Đào tạo

Đường cong học tập - Hiểu thế nào cho đúng?

Thuật ngữ đường cong học tập được  dùng để đề cập đến mối liên hệ giữa quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm với kết quả đầu ra là những cải tiến tích cực. 

Qua thời gian, thuật ngữ này đã được diễn đạt với những cái tên khác nhau như đường cong kinh nghiệm, đường cong cải tiến, đường cong hiệu quả. Những thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho nhau tùy vào bối cảnh chung.

Đường cong học tập cung cấp sự đo lường và cái nhìn sâu sắc về tất cả các khía cạnh trên một công ty bởi vì bất kỳ nhân viên hay vị trí nào cũng đều dành thời gian để tìm hướng giải pháp cho một nhiệm vụ cụ thể. Sau khi đã tìm ra được cách thực hiện cho lần đầu tiên, nhân viên sẽ hoàn thành nhiệm vụ này một cách nhanh chóng cho những lần kế tiếp. Điều này sẽ giúp giảm lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một đầu việc được đặt ra.

Thông thường, đường cong học tập có dạng dốc đướng (steep learning curve) được hiểu theo hai cách:

- Cách hiểu thứ nhất: Đây là cách phản ánh sự tiến bộ nhanh chóng trong giai đoạn đầu và sau đó là những cải thiện chậm hơn trong việc thực hành ở giai đoạn sau.

- Cách hiểu thứ hai: Đường cong học tập chỉ ra những nỗ lực trong một khoảng thời gian nhất định để đạt được kỹ năng mới. Ở cách hiểu thứ hai này, chúng ta sẽ gặp những thuật ngữ như “Đường cong học tập nhanh” (fast learning curve), “Đường cong học tập ngắn” (short learning curve) hay “Đường cong học tập dốc đứng” (steep learning curve). Đường cong dốc đứng yêu cầu người học cần đạt được những tiến bộ trong giai đoạn ban đầu và cần tăng cường nỗ lực học tập. Trong trường hợp đường cong nằm thoải hoặc nằm ngang cho thấy việc học tập chưa có nhiều tiến triển và vì thế, việc vận dụng hợp lý kỹ năng cần kết hợp với hoạt động đào tạo.

Đường cong học tập được áp dụng khi nào?

Trong thực tế, chúng ta sẽ gặp rất nhiều biến số trong học tập tác động đến tốc độ tiến triển và không thể phản ánh chính xác trong mô hình đường cong học tập. Ví dụ, trong việc học cách đọc, các yếu tố như ngữ âm, từ vựng, tài liệu đọc, phương pháp giảng dạy, động lực học, kiến thức trong quá khứ, việc luyện tập,...đều có tác động đến quá trình học tập này.

Mô hình đường cong học tập yêu cầu một biến số được theo dõi theo thời gian, có thể được lặp lại và đo lường được. Trong ví dụ ở trên, nếu chọn động lực cá nhân cho việc học tập, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc đo lường. Việc học đọc bao gồm nhiều yếu tố và không phải là một ví dụ lý tưởng cho việc áp dụng mô hình đường cong học tập. 

Vậy mô hình này có thể được áp dụng hiệu quả khi nào? Nếu một nhân viên đang cần học cách thực hiện vận hành máy móc mới, yêu cầu những bước cụ thể được lặp lại. Sau quá trình học tập trong một khoảng thời gian nhất định, nhân viên đó sẽ cải thiện được tốc độ vận hành máy và nâng cao năng suất công việc. Đường cong học tập có thể đo lường được tốc độ và sự làm chủ của quá trình này.

Mô hình đường cong học tập được sử dụng chủ yếu trong quản lý tổ chức để nâng cao kết quả đầu ra bằng cách cải thiện hiệu suất làm việc của con người. 

Mô hình đường cong học tập và các ví dụ điển hình

Mặc dù lý thuyết chỉ ra rằng càng nhiều lần thử thì thời gian cần thiết để hoàn thành công việc sẽ giảm đi nhưng điều đó không hoàn toàn đúng trong mọi tình huống. Rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, dẫn đến việc hình thành các dạng mô hình khác nhau.

1. Diminishing - Returns Learning Curve

Tốc độ tiến triển tăng nhanh khi bắt đầu và sau đó giảm dần theo thời gian. Điều này mô tả một tình huống, trong đó nhiệm vụ cố thể dễ học và tiến trình học ban đầu nhanh chóng. Mức độ tiến bộ sẽ dừng lại khi người học có được sự thành thạo trong công việc. Điều này có thể báo hiệu rằng người học đã đạt đến một giới hạn trong khả năng của họ hoặc một điều chuyển đổi có thể xảy ra. Nó cũng có thể là do cá nhân đã mẩ động lực hoặc mệt mỏi.

2. Increasing - Returns Learning Curve

Tốc độ tiến triển tăng chậm ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ có chiều hướng đi lên cho đến khi đạt được điểm cực đại. Mô hình này mô tả một tình huống khi một nhiệm vụ phức tạp cần phải giải quyết và giai đoạn ban đầu của việc học được tiến triển chậm. 

3. Increasing - Decreasing Return Learning Curve (the S-curve)

Mô hình này là đường cong học tập được trích dẫn phổ biến nhất. Nó đo lường một cá nhân mới làm nhiệm vụ. Phần dưới của đường cong biểu thị việc học chậm vì người học làm việc để thành thạo các kỹ năng cần thiết và mất nhiều thời gian hơn. Nửa sau của đường cong chỉ ra rằng người học bây giờ mất ít thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ vì họ đã trở nên thành thạo các kỹ năng. Đến điểm cuối của đường cong, quá trình bắt đầu chững lại, cho thấy sự xuất hiện của những thách thức mới.

4. Complex Learning Curve

Mô hình này đại diện cho một mô hình học tập phức tạp hơn và phản ảnh theo dõi sâu rộng hơn. Điểm bắt đầu của đường cong cho thấy việc học ban đầu có tiến triển chậm. Sang giai đoạn thứ hai, đường cong cho thấy sự gia tăng, chứng tỏ người học đang trở nên thành thạo các kỹ năng. Giai đoạn thứ ba là lúc người học tự tin về trình độ của mình. Sang giai đoạn thứ tư, đường cong thể hiện việc người học vẫn đang cải thiện để nâng cao trình độ. Đến giai đoạn cuối cùng, điểm cuối cho thấy các kỹ năng đó đã trở nên thuần thục và có thể linh hoạt để áp dụng vào công việc

Ưu điểm của mô hình đường cong học tập

Sử dụng đường cong học tập giúp doanh nghiệp cải tiến được hiệu suất và chất lượng công việc của các nhân viên, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí vì loại bỏ được các khoản lãng phí.

Khi mô hình này được sử dụng để theo dõi và dự báo hiệu suất, nó có thể cung cấp động lực tâm lý và giúp cho việc lập kế hoạch chiến lược:

- Sự cải tiến về hiệu suất sẽ không tự nhiên được cải thiện mà sẽ luôn tồn tại sự kết nối với quá trình học tập. Bằng cách thiết lập văn hóa học tập trong tổ chức để hỗ trợ nhân viên tiếp tục học hỏi, hiệu suất công việc có thể được kỳ vọng sẽ theo chiều hướng đi lên của đường cong. 

- Tỷ lệ học tập cũng được coi là đủ phù hợp để các xu hướng có thể thiết lập bằng cách sử dụng đường cong học tập, cho phép dự báo để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

Nhược điểm của mô hình đường cong học tập

Một điểm yếu của mô hình đường cong học tập là việc phụ thuộc vào những định kiến về hiệu suất công việc. Như phần trên đã đề cập tới, nhiều biến số có thể ảnh hưởng đến việc học và hiệu suất trong tương lai.

- Sử dụng đường cong học tập để dự báo hiệu suất tổng thể của các nhóm hoặc quy trình lớn hơn, nghĩa là nhiều giả định được thực hiện trên các biến như động lực, yếu tố xã hội học, động lực học tại nơi làm việc, kiến thức và kinh nghiệm trước đó.

- Một đường cong học tập có thể không hiển thị kết quả mong đợi mà cần phải phân tích thêm để xác định các biến cơ bản ảnh hưởng đến hình dạng của nó vì chỉ một đường cong không nói lên toàn bộ câu chuyện.

Ứng dụng Mô hình đường cong học tập vào hoạt động đánh giá sau đào tạo

Năm 1885, Giáo sư tâm lý người Đức Hernann Ebbinghaus công bố công trình nghiên cứu mang tên “Memori: A Contribution to Experimental Psychology”. Công trình này liên quan đến hai vấn đề là “Forgeting Curve” - Đường cong quên lãng và “Spaced Repetition” - Sự ngắc lại ngắt quãng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, học viên sẽ quên kiến thức sau khi học tập. Sau khi học 01 giờ, chúng ta sẽ quên 50% kiến thức, con số đó sẽ giảm đi 80% sau hai ngày và sau sáu ngày, học viên sẽ quên 90% kiến thức đã học.

Để áp dụng mô hình đường cong học tập, đường cong quên lãng, người làm đào tạo sử dụng phương pháp nhắc lại ngắt quãng để mô tả thời điểm vàng để nhắc lại kiến thức đã học, giúp học viên nhớ lại kiến thức đã học một cách hiệu quả.

Sau khi kết thúc hoạt động đào tạo và học tập ở doanh nghiệp, người làm đào tạo cần hỗ trợ học viên trong việc nhắc lại bốn lần để giúp ghi nhớ thật nhanh. Đó là thời điểm ngay sau khi học, lần 2 được thực hiện sau 15 - 20 phút. Sau 6 - 8 giờ, học viên cần được nhắc lại lần thứ 3. Sau 24 giờ, học viên cần nhắc lại những kiến thức đã học dưới hình thức phù hợp. Đây là cách follow - up sau đào tạo trong ngắn hạn.

Việc ứng dụng mô hình Đường cong học tập vào hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp đã được HRD Academy triển khai tại nhiều doanh nghiệp lớn. Trong các buổi đào tạo, các chuyên gia của Học viện đều có phần tổng kết kiến thức và trao đổi thêm với học viên các vấn đề liên quan đến khóa đào tạo. Các chương trình đào tạo được tổ chức thành nhiều buổi, vì thế, trước khi sang các học phần sau, các chuyên gia đều nhắc lại kiến thức buổi học trước khi vào hoạt động đào tạo. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo, HRD Academy sẽ gửi các báo cáo về kết quả của các lớp đào tạo tại doanh nghiệp, giúp bộ phận L&D có những tài liệu cụ thể, chính xác để tiếp tục triển khai các chương trình. Trong lộ trình đồng hành cùng các doanh nghiệp của HRD Academy, học viện sẽ hỗ trợ tổ chức một buổi Seminar sau khi kết thúc khóa đào tạo khoảng 2- 3 tuần. Vì thế, các doanh nghiệp đồng hành cùng HRD Academy luôn được cung cấp những công cụ và được hỗ trợ trong việc định hướng các hoạt động sau đào tạo.

Link tham khảo: Quy trình huấn luyện của HRD Academy

Link tham khảo: Thư viện HRD Academy

Thẻ