Lịch sử ra đời của Odoo

Bắt đầu từ năm 2005, Odoo được phát triển bởi Fabien Pinckaers và cộng sự tại Bỉ, ban đầu chỉ là phần mềm ERP nhỏ với tên gọi TinyERP, trải qua quá trình phát triển được đổi tên thành OpenERP, và bắt đầu từ phiên bản 8.0 năm 2014 tên gọi chính thức Odoo được dùng phổ biến. Odoo được viết trên nền tảng Python 2.7, Javascript, XML, TML5 và cơ sở dữ liệu PostgresSQL bởi ông Fabien Pinckaers và các cộng sự của mình.

Odoo là một giải pháp phần mềm tích hợp ERP và CRM. Mặc dù trước đó đã xuất hiện một số giải pháp mã nguồn mở triển khai phần mềm ERP hoạt động như OpenBravo, Apache OFBiz, Compiere, …Thế nhưng mỗi giải pháp đều có những nhược điểm riêng chưa thật sự phù hợp với đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp nên không được tồn tại quá lâu trên thị trường. Chỉ duy nhất Odoo vẫn luôn duy trì sự ổn định của mình và đến nay đã cho thấy xu hướng phát triển của nó trên thị trường.

Odoo Community là một phần mềm mã nguồn mở không phải trả phí bản quyền, được dự báo còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và chiếm thị phần sử dụng ở các doanh nghiệp trên thế giới với hiện hơn 4 triệu người dùng nhờ sự đa dạng các tính năng, độ an toàn cao gần giống các phần mềm ERP nổi tiếng như Oracle, Microsoft, SAP,…

Nếu xem Oracle, Microsoft, SAP là các sản phẩm iPhone đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu, thì sau 5 năm người dùng phổ thông cũng có thể tiếp cận iPhone, hoặc các sản phẩm tương đương đến từ Samsung. Đây chính là hiệu ứng kinh tế Treckle down. Odoo không nằm ngoài xu hướng này. Trong tương lai gần, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cậnOdoo hay bất kỳ giải pháp ERP tương đương nào thành thạo đến mức họ coi như kỹ năng bắt buộc giống như sử dụng Word, Excel.

SO SÁNH ODOO VỚI CÁC PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁC

ĐA DẠNG TÍNH NĂNG
Đa dạng tính năng là điểm khác biệt nhận thấy đầu tiên cũng chính là ưu điểm của Odoo so với các phần mềm quản lý khác như phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý khách hàng,.. Odoo tích hợp gần như hầu hết tất cả các phần mềm riêng lẻ lại mà doanh nghiệp đang phải gồng mình để sử dụng.

Thay vì cài đặt rời rạc từng phần mềm quản lý để sử dụng trong khi hầu hết mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ bao giờ cũng có những phân hệ chức năng đó. Thì với Odoo, bạn chỉ cần cài đặt chúng duy nhất để sử dụng vì bên trong đó đã tích hợp đầy đủ các module tính năng quản lý riêng lẻ kia, các module tính năng này được liên kết chặt chẽ với nhau một cách thống nhất giúp cho việc khai thác và quản trị nguồn tài nguyên doanh nghiệp một cách chính xác, nhanh chóng và thuận tiện hơn.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ RIÊNG LẼ DỄ CÀI ĐẶT, DỄ SỬ DỤNG NHƯNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẤP, TÍNH KIỂM SOÁT KÉM

Với mỗi phần mềm quản lý riêng lẻ dàng riêng cho mỗi phòng ban thì việc một phòng ban khác hay lãnh đạo doanh nghiệp muốn sử dụng thông tin ở một phòng ban khác thì phải thực hiện một cách thủ công như chuyển file, chuyển email… Nhưng với Odoo cách tiếp cận thông tin dễ dàng hơn gấp nhiều lần vì là 1 thể thống nhất.

Nếu doanh nghiệp vẫn bằng những cách làm thủ công sẽ làm tốn nhiều thời gian, đôi khi còn thiếu tính chính xác và bỏ sót những thông tin chưa cập nhật từ dây chuyền hoạt động khác, dẫn đến khả năng kiểm soát kém và năng suất làm việc không cao.

ODOO CHO PHÉP NGƯỜI SỬ DỤNG TỪ NHÂN VIÊN ĐẾN LÃNH ĐẠO VÀ ĐỐI TÁC TIẾP CẬN ĐƯỢC NGUỒN THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY

Thử tưởng tượng trong mô hình hoạt động của một bệnh viện, mỗi phòng ban chức năng sử dụng một phần mềm riêng lẻ, mỗi khi tiếp nhận bệnh nhân qua mỗi khâu thăm khám kiểm tra lại phải nhập thông tin bệnh nhân vào hệ thống chức năng của mình, việc nhập thông tin này lại do mỗi nhân viên ở mỗi kíp trực nhập vào và tất nhiên sẽ xảy ra một vài chỗ không chính xác. Chẳng hạn viết tắt một số thông tin phổ biến, viết không dấu hay sử dụng font chữ không thống nhất, hoặc cách nhập khác nhau (có người nhập theo cách Unicode, có người nhập font chữ ABC, VNI). Như vậy, khi truy cập sử dụng hay kiểm tra đối chiếu, sẽ xảy ra một số bất cập mà phổ biến nhất là bỏ sót thông tin hay trùng lặp thông tin.

Với Odoo cho phép tất cả các phòng ban sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp từ một cơ sở dữ liệu duy nhất, đảm bảo thông tin chính xác, đồng bộ, nhờ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp cho kế hoạch của bộ phận phòng ban mình.

Xây dựng triển khai Odoo đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người có liên quan từ lãnh đạo đến quản lý các bộ phận.

Đây có lẽ là một nhược điểm của Odoo mà nhiều doanh nghiệp khi chưa nhận thức được rõ ràng lợi ích của nó sẽ e ngại việc chuyển đổi các phần mềm quản lý riêng lẽ sang hệ thống Odoo All In One.Triển khai Odoo cần chung tay cả doanh nghiệp.

Thật vậy, với các phần mềm quản lý riêng lẽ chỉ cần bộ phận IT cài đặt và hướng dẫn lại cách thức sử dụng cho các nhân viên trong bộ phận đó là có thể sử dụng được ngay một cách nhanh gọn lẹ. Trong khi đó, để triển khai Odoo thành công trơn tru vào trong hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn và quyết tâm đồng thuận của tất cả các nhân viên của doanh nghiệp, mỗi bộ phận sẽ phải hợp tác đóng góp những thông tin yêu cầu đặc thù của bộ phận mình để đối tác có thể tư vấn và triển khai Odoo phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Việc xác định sử dụng phần mềm quản lý đôi khi khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đau đầu để đưa ra lựa chọn trong khi những hiểu biết và kinh nghiệm về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Ngay lúc này là lúc bạn cần đến những người có chuyên môn để tư vấn một cách chi tiết nhất về các phần mềm quản lý này, trong đó có phần mềm Odoo.

Nguồn: Tổng hợp

Thẻ