Sử dụng giải pháp phần mềm ERP để phát triển mảng quản trị doanh nghiệp hiện nay không còn xa lạ đối với thị trường Việt Nam. Các công ty lựa chọn triển khai dự án này với mong muốn có thể quản lý tốt hơn, chuẩn hóa các khung làm việc cũng như giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định chính xác về nhân sự và các vấn đề liên quan. Nhưng một nghịch lý xảy ra đó là không phải công ty nào cũng thành công với dự án ERP. Vậy nguyên nhân do đâu, liệu có phải do giải pháp phần mềm ERP chưa hoàn chỉnh hay chính là bởi những người sử dụng chưa biết cách triển khai? Hãy cùng chúng tôi đọc bài viết chi tiết dưới đây để có thể xác định những nguyên nhân thường gặp, từ đó hoàn thiện dự án một cách tốt hơn.
Xác định mục tiêu
Theo những nghiên cứu và thống kê bởi tập đoàn PwC Global, có tới 35% các công ty đã triển khai dự án ERP nhưng kết quả nhận được lại không đúng như kỳ vọng, 8/10 dự án triển khai không thành công. Điều này xảy ra đến từ cách đo lường chỉ số thành công chưa hợp lí, khi mà nhà đầu tư không đặt hoàn toàn niềm tin vào nhà cung cấp, dẫn đến những xung đột và chỉ số thành công bị sai lệch.
Phạm vi dự án
Các nhà cung cấp ERP thường đưa ra những lời mời quảng cáo hấp dẫn cho doanh nghiệp như giải pháp sẽ làm nổi bật lên tất cả các đặc tính, các nét văn hóa cũng như đi sâu vào từng ngóc ngách của doanh nghiệp, quản lý chúng thành một thể thống nhất. Thế nhưng, điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới phạm vi kiểm soát, khiến cho dự án trở nên quá lớn lao, tốn thêm thời gian của nhà cung cấp khi phải điều chỉnh, cân đo từng chi tiết nhỏ nhặt khi triển khai.
Phương tiện truyền thông
Để đo lường xem dự án ERP có thực sự thành công hay không, còn là liên quan đến yếu tố truyền thông. Những công ty sử dụng truyền thông một cách hiệu quả sẽ giúp cho các bên đều nắm rõ dự án, có thể phối hợp và liên kết chặt chẽ, tạo nên tổng thể thành công. Nếu như truyền thông không hiệu quả, công ty sẽ mất khoản chi phí lớn, không những thế còn là tạo ra sự lỏng lẻo trong việc phối hợp, tiền mất tật mang.
Quản trị dự án
Để có thể quản trị ERP sao cho tránh xảy ra những rủi ro tiềm ẩn bên trong, người quản trị phải là người có thể bao quát cũng như kinh nghiệm để điều phối. Công việc này thường sẽ do kế toán trưởng hoặc giám đốc IT, tuy nhiên để thích hợp 100% thì nên là một CIO.