Vận dụng phương pháp ngũ hành trong xây dựng và quản trị chiến lược kinh doanh

Giới thiệu về Phương thức ngũ hành:

1. Thủy: khám phá và yêu thích

Thủy là nước, khi các bạn bắt đầu xây dựng chiến lược kinh doanh thì tự nhiên nó đẻ ra hàng chục câu hỏi và khi bắt đầu trả lời câu hỏi thì câu hỏi này móc qua câu hỏi kia một hồi nó chạy vòng vòng. Do đó công cụ Thủy giúp thay vì đặt câu hỏi và suy nghĩ lòng vòng thì cứ nhìn nước, nước luôn luôn chảy từ nguồn ra biển, chảy từ trên xuống dưới có thứ tự câu trước câu sau. Và đi theo chiều nước chảy thì khi gặp khó khăn thì đừng nên bơi ngược dòng kiệt sức cứ tiếp tục suy nghĩ tới nơi tới chốn và đến một khâu nào đó mình cần trở lại thay vì mình bơi ngược dòng thì cứ thản nhiên lên bờ đi bộ lên rồi xuống bơi xuôi dòng.

Nếu ai trong lĩnh vực tin học thì biết rất rỏ chương trình tin học luôn luôn chạy kiểu đó. Đây là một bài học của Thủy, qua cái đó mình sẽ đỡ kiệt sức hơn vui vẻ hơn từ đó khám phá ra được những điều mình yêu thích.

2. Thổ: tìm hiểu và khát khao

Mình cần biết địa bàn của mình là gì, đất đai thế nào để tìm hiểu thị trường, tìm hiểu ngành nghề và qua đó thấy được những cái triễn vọng, cơ hội để kinh doanh và khát khao thực hiện nó.

3. Mộc: hiểu biết và quyết định

Khi biết địa bàn thế nào thì biết nên sản xuất gì, trồng cây gì để thích hợp và làm thế nào để đạt thành công thì phải hiểu sâu hơn, hiểu mình hiểu xung quanh mình, môi trường mình từ đó phát huy kỹ năng quyết định (vô cùng quan trọng).

4. Hỏa: khởi hành và đổi mới

Hỏa là lửa, muốn kinh doanh thì mình cần có sáng tạo là năng lượng giúp mình khởi hành được, và muốn Công ty đi cao hơn, xa hơn cần có đổi mới (trong nội bộ công ty, hoặc đối với khách hàng/ đối tác).

5. Kim: tổ chức và lãnh đạo

Kim loại là vật liệu mà cơ cấu nó là tổ chức nhất, cứng rắn nhất và hiệu quả nhất. Nhưng đồng thời không quên Kim lúc cần mình nung nóng lên thì KIM có thể uốn nắn được tùy theo điều kiện lúc đó. Thành ra, cơ cấu lãnh đạo luôn luôn là vừa phải cứng rắn tổ chức chặt chẻ nhưng cũng cần phải có sự mềm dẻo của nó lúc cần.

Và sau đây Giáo sư KÉO sẽ đi sâu hơn vào mỗi Công cụ: Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc, Kim để các bạn có thể nhìn thấy chi tiết hơn:

I. CÔNG CỤ THỦY: đây là một phương trình suy nghĩ nghiêm túc:

Hình ảnh cấu trúc phương trình và vòng lặp như ảnh đính kèm, bên dưới là các nội dung chính (vì không thể chèn ảnh):

– Ta là ai?
– Một dự án kinh doanh: trong lãnh vực nào? Vì ai?
– Vấn đề tổng quát, ý kiến/ý tưởng độc đáo ?
– Quy định lĩnh vực (không gian và thời gian)
– Bày tỏ ý chí và mục tiêu
– Ai cạnh tranh ta?
– Ai cung cấp cho mình và mình phục vụ cho ai?
– Đột nhập mới/ Cạnh tranh mới ? Kỹ thuật mới ?
– Suy nghĩ, quyết định và bày tỏ chiến lược
– Đề xuất và ước lượng chương trình hoạt động
– Xây dựng chương trình và công cụ kiểm soát
– Xây dựng phương tiện truyền thông nội bộ và bên ngoài

Diễn giải:

Ta là ai? Câu hỏi này giúp các bạn đi sâu vào bên trong các bạn tự trả lời bằng tâm của các bạn trước khi giúp các bạn đi xa và để có cái nhìn/cách kinh doanh chiến lược. Và chỉ có đi sâu và đi xa mới bền vững.

Một dự án kinh doanh: cần viết rõ ra mình làm trong lãnh vực nào, nếu không viết khi mình làm thì thấy cái gì cũng làm khi đó cái tiềm năng của mình bị chi phối. Và đối tượng mình làm là vì ai, cho ai một cách rõ ràng.

Vấn đề tổng quát/ Ý kiến độc đáo: phải biết vấn đề Khách hàng cần là gì? Nếu mình không biết vấn đề tổng quát của Khách hàng là gì mình sẽ sáng tạo ra những sản phẩm/giải pháp không phù hợp nhu cầu/hoặc vấn đề của Khách hàng. Và khi làm kinh doanh một điều rất quan trọng là khi có một vấn đề thì mình luôn có một giải pháp nhưng mình nên kiếm một giải pháp/ ý kiến độc đáo hơn. Tại vì một ý kiến/ giải pháp khi các bạn nghĩ tới thì có bao nhiêu người khác cũng có khả năng nghĩ ra như các bạn. Khi nghĩ về chiến lược kinh doanh cố gắng để thêm thời gian để có ý kiến/ giải pháp độc đáo hơn thì lúc đó các bạn sẽ có ít người cạnh tranh hơn.

Quy định lãnh vực phải gắn với thời gian và không gian. Vì nếu không có quy định thì chúng ta sẽ nghĩ mông lung và mất nhiều thời giờ.

Sau đó cần bày tỏ ý chí và mục tiêu: mục tiêu là thông số chứ không phải là ý chung chung. Từ đó viết rõ ra ai cạnh tranh ta và ai cung cấp cho mình và mình phục vụ cho ai?
Và nếu mà chiến lược của bạn cho 3 năm hoặc 5 10 năm thì mình phải nghĩ đến những người nhảy vào cạnh tranh mình mà mình chưa thấy gọi là những đột nhập mới hoặc là những kỹ thuật công nghệ mới mà bây giờ chưa có nhưng trong 5 năm nó sẽ có/nó chuyển biến thế nào thì lúc làm chiến lược kinh doanh phải suy nghĩ đến tình huống đó nhất là những Công ty làm về công nghệ cao.

Sau đó phải suy nghĩ, quyết định và bày tỏ cho rõ ràng chiến lược, nghệ thuật làm chiến lược trước tiên cần bày tỏ rõ ràng, ngắn gọn và phải viết ra. Từ việc viết ra rõ ràng thì mình mới viết được chương trình hoạt động từ đó đưa ra được ước lượng cụ thể con số sau 1 năm, 3 năm hay 5 năm. Từ đây, sau khoảng thời gian triển khai mình biết được con số thực tế so với ước lượng cụ thể có đạt được hay không lúc đó chúng ta mới biết được cần đi lên bờ quay lại để điều chỉnh chiến lược ở trên để làm sao đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng mà nhiều khi tới bước này mình sẽ thấy tại vị từ trên cao hơn mình đã quy định cái lĩnh vực không gian/ thời gian quá xa hoặc quá nhiều năm mình thấy không rõ/ không đủ tiền để đi rộng đi xa như thế thì lúc đó cần phải quy định lại lãnh vực của mình.

Cách suy nghĩ theo công cụ Thủy là cách suy nghĩ đi vòng nhiều lần đến khi nào chiến lược của bạn đã thỏa mãn mục tiêu bạn đặt ra thì mới ngừng. Vì khi đó mới vô chi tiết xây dựng chương trình hành động và đồng thời lập nên công cụ để kiểm soát để chắc chắn rằng lịch trình đó phải diễn ra như mình nghĩ.

Khi đã rõ ràng rồi đừng quên khâu cuối cùng vô cùng quan trọng là xây dựng phương tiện để truyền đạt cho nội bộ cũng như truyền đạt cho khách hàng, đối tác. Điều này quan trọng là vì nếu mình có một chiến lược rất hay và một lãnh đạo rất giỏi mà nhân viên không ai hiểu gì hết thì chiến lược sẽ trở nên tầm thường.

Công cụ Thủy hướng dẫn thực hiện theo thứ tự các bước trên giúp các bạn thuận lợi và hạn chế việc suy nghĩ lòng vòng.

Cuối cùng, bốn công cụ còn lại: Hỏa, Thổ, Mộc, Kim sẽ bổ sung cho công cụ Thủy.

II. CÔNG CỤ THỔ: địa bàn chiến lược
Bao gồm những nội dung quan tâm sau:

– Ta và Cạnh tranh
– Cung cấp và phục vụ
– Lãnh vực (Khách hàng, đối tượng)
– Đột nhập mới/ Cạnh tranh mới
– Kỹ thuật mới

(Có sơ đồ mình họa bên dưới hình ảnh đính kèm)

Công cụ thổ cung cấp các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược như: môi trường thiên nhiên, kinh tế, văn hóa/xã hội, Chính trị/pháp lý, Công nghệ …

Trong đó chúng ta cần lưu ý đến các mối quan hệ tương tác với nhau. Sự phát triển mô hình các mối quan hệ cần chú ý như sau:

– Mô hình cạnh tranh: thắng/ thua ; thua/ thắng ; thua/ thua
– Mô hình hợp tác: Win – Win
– Mô hình hợp tác bền vững: Win – Win – Win

Lưu ý: không bao giờ quên thành phần thứ 3 vắng mặt, nếu chúng ta quên thành phần này một ngày nào đó nó quay đầu lại đập mình, và vì mình quên nó đi nên ngày nó quay lại đập mình thì mình cũng không thấy nó tới điều nay vô cùng nguy hiểm về mặt chiến lược thành ra không bao giờ quên thành phần thứ 3 vắng mặt.

BẢO VỆ TRÁI ĐẤT >> MÔI TRƯỜNG >> PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

III. CÔNG CỤ MỘC: đào sâu để hiểu sâu từ đó ra quyết định xây dựng chiến lược dựa trên nguồn lực và sự tìm hiểu sâu để mình nhận thấy được đâu là cơ hội, đâu là rủi ro đâu là ưu điểm và đâu là khuyết điểm (sử dụng công cụ SWOT).

– Điểm mạnh
– Điểm yếu
– Cơ hội
– Rủi ro

Các giá trị cốt lõi hỗ trợ cho công cụ MỘC được Giáo Sư hệ thống theo 3D (theo tiếng pháp):

– Droiture (tiếng pháp) – Thẳng thắng (đối với mình, nhân viên, đối tác, KH)
– Diversite (tiếng pháp) – Đa dạng (tập yêu thích đa dạng để sáng tạo, đi xa)
– Dosage (tiếng pháp) – Đúng độ (đầu tư đúng độ không quá nhưng vừa đủ, khi sáng tạo hoặc đi trước đối thủ thì cũng phải đi trước đúng độ không quá xa)

IV. CÔNG CỤ HỎA: hỏa tức là lửa, mà khi nhắc đến lửa thì cần 3 thứ (nhiên liệu, không khí và châm ngòi) mới có lửa. Và khi mình kinh doanh cũng phải cần 3 thứ để thành công.

– Biết làm
– Có thể làm được
– Thích làm

Đây là công cụ nhìn có vẻ thô sơ nhưng các bạn có thể dùng để có được sự sáng tạo và ý kiến/ý tưởng độc đáo.

Ngoài ra, với công cụ này có cách thức tiếp cận thêm một số khía cạnh khác để giúp chúng ta sáng tạo hơn, Giáo sư gắn với 3S cho dễ nhớ (3S theo tiếng pháp):

– Serenite (tiếng pháp): An bình
– Sante (tiếng pháp): Lành mạnh
– Symbiose (tiếng pháp): Cộng sinh

V. CÔNG CỤ KIM: nắm vững chương trình hoạt động (tổ chức và lãnh đạo)

Thời gian là yếu tố chốt thành công
– Nhanh nhẹn là đồng minh tốt nhất
– Hấp tấp là kẻ thù nguy hiểm nhất
– Hãy bình tĩnh tiến bước trong tình huống khẩn cấp
Tinh thần tập thể là yếu tố quyết định
– Không bác bỏ bất cứ ý kiến nào, hãy Ước lượng, Đề nghị và Tối ưu hóa
– Lãnh đạo phải làm gương
Hiệu quả hoạt động là hướng dẫn
– Chỉ kiểm soát những tiêu chuẩn mà có người trách nhiệm
– Kiểm soát ở một mức thường xuyên có thể chấp nhận được

GIÁ TRỊ VÀ TIỀM NĂNG CỐT LÕI: 3G ; 3D; 3S

Theo tiếng pháp đọc 3G 3D 3S là: Tôi có 3 nữ thần/ hoặc 3 người đẹp

Trên đây là là những vấn đề chi tiết Giáo sư KÉO đã phân tích về Phương thức ngũ hành (Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc, Kim) và Giá trị và tiềm năng cốt lõi (3G 3D 3S) một cách đơn giản nhất để giúp bạn dễ dàng vận dụng xây dựng chiến lược kinh doanh.

Một chia sẻ khác rất quý giá của Giáo sư KÉO về kinh nghiệm hướng dẫn vào đào tạo các cấp quản lý giải quyết vấn đề là:
– Chỉ đặt câu hỏi
– Không đưa câu trả lời

Vì Giáo sư KÉO có quan điểm rằng; “Bạn là người thực hiện chứ không phải tôi” và khi đó “Câu trả lời của bạn rất quý giá cho bạn”.

CHÚC CẢ NHÀ GẶT HÁI ĐƯỢC NHIỀU KIẾN THỨC BỔ ÍCH

Trân trọng và kính chào !
Chia sẻ từ Lê Hồng Long/ Tóm tắt nội dung Giáo sư KEO DOUANG từ Pháp chia sẻ tại Việt Nam