Hợp Đồng Phát Triển Phần Mềm Là Gì ?

Hợp Đồng Phát Triển Phần Mềm là thỏa thuận dịch vụ giữa bên tư vấn phần mềm và khách hàng.

Phần mềm được thực hiện trên ý tưởng của khách hàng, bên tư vấn sẽ tư vấn, thực hiện giải pháp và tạo ra sản phẩm.

Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, sản phẩm phần mềm có nhiều loại khác nhau bao gồm: (i). phần mềm ứng dụng như phần mềm văn phòng, doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực, giáo dục, cơ sở dữ liệu, trò chơi, chương trình tiện ích, phần mềm độc hại…; (ii). Phần mềm hệ thống chạy phần cứng và chức năng liên quan.

Điểm Gì Cần Chú Ý Trong Một Hợp Đồng Phát Triển Phẩn Mềm ?

Chức năng của phần mềm: Điểm quan trọng của hợp đồng là tiêu chí tạo ra phần mềm bao gồm chức năng của phần mềm đáp ứng nhu cầu của bên sử dụng. Do vậy hai bên phải hiểu rõ mục tiêu và các chức năng hoạt động chính của phần mềm làm cơ sở xây dựng phần mềm.

Phát triển phần mềm có thể bao gồm các thỏa thuận đi kèm về nâng cấp, cập nhật nội dung tùy vào gói dịch vụ. Chi phí dịch vụ tính toán trên phạm vi công việc và những hỗ trợ sau khi phần mềm hoàn thành và bàn giao, có thể tách riêng thành những dịch vụ đi kèm theo gói tư vấn chính.

Quyền sở hữu phần mềm là các quyền chuyển giao đi kèm phần mềm bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, các quyền thương mại đối với phần mềm (bán, cho thuê thương mại …), quyền sửa đổi phần mềm (tùy vào thỏa thuận của các bên).

Phần mềm được xem là chương trình máy tính được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Pháp luật chỉ bảo hộ phương thức tạo nên tác phẩm (phần mềm) chứ không bảo hộ ý tưởng sản phẩm. Tức là khi được tạo ra thì phần mềm đã gắn với quyền nhân thân của cá nhân tổ chức nào đó đã tạo ra chúng và được chứng minh thông qua hình thức chứa đựng tác phẩm và thời điểm tạo ra tác phẩm. 

Các Điều Khoản Của Mẫu Hợp Đồng Phát Triển Phần Mềm ?

  • ĐIỀU 1. PHẠM VI CÔNG VIỆC   
  • ĐIỀU 2. PHÍ DỊCH VỤ, CHI PHÍ, PHÍ TỔN VÀ THANH TOÁN          
  • ĐIỀU 3. GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH      
  • ĐIỀU 4. BÀN GIAO              
  • ĐIỀU 5. KIỂM TRA VÀ CHẤP NHẬN     
  • ĐIỀU 6. CÀI ĐẶT, BẢO HÀNH, BẢO TRÌ VÀ HỖ TRỢ           
  • ĐIỀU 7. TÍCH HỢP PHẦN MỀM CỦA BÊN THỨ BA    
  • ĐIỀU 8. TRÁCH NHIỆM VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM        
  • ĐIỀU 9. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ         
  • ĐIỀU 10. TUÂN THỦ          
  • ĐIỀU 11. BẢO MẬT, KHÔNG TIẾT LỘ   
  • ĐIỀU 12. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG          
  • ĐIỀU 13. LUẬT ÁP DỤNG, TÀI PHÁN   
  • ĐIỀU 14. QUY ĐỊNH CHUNG  

Tầm Quan Trọng Và Sự Phù Hợp Của Hợp Đồng 

Giúp cụ thể hóa yêu cầu kỹ thuật, chức năng hoạt động của phần mềm đi kèm chất lượng dịch vụ phù hợp với cam kết và thỏa thuận của các bên làm cơ sở xử lý trách nhiệm của bên tư vấn. 

Khách hàng kiểm soát được quy trình vận hành, test sản phẩm, đưa ra ý kiến phản hồi, hoàn thiện sản phẩm. 

Làm cơ sở quy trách nhiệm do sử dụng phần mềm của bên thứ ba tích hợp vào trong sản phẩm. 

Kiểm soát rủi ro từ việc vi phạm bản quyền phần mềm của bên thứ ba. 

Ghi nhận nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ phầm mềm cho khách hàng, các giới hạn sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ; các quyền, lợi ích giữ lại của bên cung cấp dịch vụ.