Odoo là gì?
Odoo, hay còn gọi là Odoo ERP, tên gọi cũ là OpenERP. Đây là tên nhãn hiệu của một đơn vị phát triển phần mềm ERP về giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể. Odoo là phần mềm quản trị doanh nghiệp mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python, và chạy trên server. Tính tùy biến của Odoo rất cao, với trên 4500 phân hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Tùy thuộc vào từng đặc trưng của doanh nghiệp sẽ cài đặt những phân hệ phù hợp.
Odoo cho phép hàng triệu công ty dễ dàng truy cập vào phần mềm họ cần và mở rộng kinh doanh. Phần mềm này phổ biến tại nước ngoài hơn Việt Nam. Hiện nay Odoo được sử dụng trên toàn thế giới, từ các công ty khởi nghiệp đến các doanh nghiệp lớn.
Sử dụng Odoo ERP có lợi thế gì?
- Đa dạng các ứng dụng triển khai được tích hợp vào một hệ thống duy nhất: từ mua hàng, bán hàng, kho, CRM, kế toán, nhân sự, sản xuất, dự án, website, tài liệu…
- Được cộng đồng Odoo trên toàn thế giới và hơn 5 triệu người dùng kiểm chứng qua gần 15 năm phát triển.
- Được dịch ra 23 ngôn ngữ trên thế giới, phổ biến trên hơn 150 quốc gia, trong đó có tiếng Việt Nam.
- Linh hoạt trong tùy chỉnh và phát triển tính năng.
- Dễ dàng tích hợp với các hệ thống phần mềm khác của doanh nghiệp.
- Phân quyền linh hoạt, báo cáo tự động theo thời gian thực.
- Tích hợp thông báo cảnh báo nhắc việc cho người dùng.
4 yếu tố quyết định việc triển khai Odoo ERP thành công
Việc triển khai phần mềm Odoo ERP tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Để triển khai và vận hành chúng thành công, cần sự kết hợp từ nhiều nhân tố. 4 yếu tố dưới đây được xem là tối cần thiết.
Sự quyết tâm triển khai Odoo ERP của ban lãnh đạo
Odoo ERP mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý doanh nghiệp trong quá trình chuyển số. Tuy nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào hay nhân viên nào cũng đều hiểu rõ các tính năng. Vì vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần sự thống nhất và quyết tâm trong việc triển khai hệ thống. Hãy phân tích thật kỹ tiềm lực hiện tại của công ty để có sự đầu tư phù hợp.
Lựa chọn đội ngũ quản lý dự án phù hợp
Sai lầm lớn nhất doanh nghiệp gặp phải là chọn người dẫn dắt dự án là IT hay kế toán. Việc triển khai Odoo ERP đòi hỏi phải hiểu sâu nghiệp vụ thực tế của Doanh nghiệp. Một số tiêu chí đặc trưng của người quản lý dự án phần mềm Odoo ERP bao gồm:
- Hiểu được luồng nghiệp vụ của doanh nghiệp thông qua việc trao đổi và đối chiếu thông tin giữa các phòng ban.
- Có khả năng giao tiếp tốt để trao đổi với nội bộ và với cả đơn vị triển khai.
- Có khả năng quyết định và tư duy giải quyết vấn đề hướng đến kết quả.
- Mong muốn thử nghiệm những phương án mới giúp tối ưu quy trình vận hành của doanh nghiệp.
Lựa chọn đối tác triển khai Odoo có tư duy và giàu kinh nghiệm
Ngoài chuyên môn cao và cách làm việc chuyên nghiệp, nhà cung cấp phần mềm Odoo ERP phải có nhiều kinh nghiệm triển khai. Doanh nghiệp có thể đánh giá nhà cung cấp thông qua một số gợi ý sau:
- Số lượng khách hàng và các mô hình kinh doanh đã triển khai thành công?
- Với các dự án đã triển khai thành công đó, khách hàng đã được giải quyết những vấn đề gì?
- Các tài liệu, email, bảng tổng kết buổi họp có được chuẩn bị chu đáo không?
- Quy trình làm việc để cho ra hệ thống cuối cùng ra sao?
- Đề xuất cung cấp danh sách các tính năng của Odoo phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nêu rõ những nhược điểm của Odoo nếu ứng dụng vào mô hình của doanh nghiệp.
Chi phí triển khai Odoo
Chi phí triển khai Odoo bao gồm nhiều khoản như phiên bản, quy mô dự án/doanh nghiệp, thời gian, mức độ điều chỉnh, phân loại người dùng, số lượng người dùng. Do đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ các khoản phí để có kế hoạch phù hợp.
Chi phí phần mềm Odoo
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và quy mô doanh nghiệp thì chi phí triển khai Odoo sẽ khác nhau. Để triển khai Odoo ERP hoàn chỉnh gồm các phần: cài đặt, quản lý máy chủ, quản lý module, cài đặt cấu hình, thiết lập hệ thống phân cấp, quy trình làm việc, đào tạo…
Chi phí cài đặt Odoo
Chi phí cài đặt là một phần trong tổng chi phí triển khai Odoo. Sau khi được máy chủ thiết lập, doanh nghiệp được cài đặt các gói cơ bản Ooo, Postgres, module máy chủ riêng.
Các chi phí triển khai Odoo khác
Tùy thuộc vào các tùy chỉnh doanh nghiệp muốn thêm hoặc bỏ bớt, chi phí triển khai Odoo cũng có sự điều chỉnh phù hợp.
Chi phí tùy chỉnh
Sự phức tạp và nguồn lực liên quan sẽ ảnh hưởng đến chi phí tùy chỉnh Odoo. Nó xảy ra khi ứng dụng trả phí bên ngoài cộng đồng không được cài đặt sẵn có để đáp ứng nhu cầu và quy trình kinh doanh. Lúc này cần thực hiện tuỳ chỉnh Odoo ERP để phù hợp với các quy trình của doanh nghiệp. Dữ liệu càng lớn, chi phí triển khai Odoo càng tăng và ngược lại. Vì vậy, nhiều công ty lựa chọn tuân theo các quy trình Odoo tiêu chuẩn để tiết kiệm chi phí triển khai.
Nhà cung cấp
Nếu tài nguyên và trải nghiệm thấp, các nhà cung cấp Odoo sẽ đưa ra biểu phí thấp và ngược lại. Nếu mong muốn trải nghiệm mượt mà, bạn cần chọn những nhà cung cấp lớn thay vì lựa chọn freelance.
Chi phí máy chủ
Máy chủ là nơi doanh nghiệp chọn là cơ sở hạ tầng lưu dữ liệu. Máy chủ có thể thay đổi dựa trên module hoặc người dùng đang sử dụng. Chi phí máy chủ có thể cao hơn đối với các doanh nghiệp lớn và ngược lại.
Chi phí cấp phép sử dụng
Ngoài các chi phí kể trên, doanh nghiệp cần trả phí cấp phép sử dụng và chi phí ứng dụng đã mua từ Odoo. Có nhiều phiên bản khác nhau như Odoo tại cơ sở, trực tuyến và Odoo.sh mà giá cấp phép sẽ có sự dao động. Bên cạnh đó, chi phí cấp phép còn phụ thuộc vào quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ngoài các chi phí trên đây, sẽ có nhiều chi phí phát sinh trong quá trình triển khai phần mềm như chi phí bảo trì và sửa chữa, chi phí phát triển…, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ.
Lời kết
Odoo ERP là một giải pháp phần mềm khá nổi tiếng trên thế giới nhưng qua bài viết trên, doanh nghiệp có thể nhận thấy giải pháp này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm, đặc biệt về chi phí triển khai.
Hệ thống nguồn mở ERP trở thành lựa chọn để áp dụng ERP của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với giá cả hợp lý.
Nguồn: cloudify