Từ câu chuyện “Rùa và thỏ” quen thuộc, hãng Coca Cola đã thành công trong chiến lược hợp tác với đối thủ như thế nào?

[BÀI HỌC KINH DOANH]

Từ câu chuyện “Rùa và thỏ” quen thuộc, CEO của Coca Cola mở rộng câu chuyện thành những bài học kinh doanh đầy ý nghĩa. Tôi đã đọc 1 vài lần và sẽ kể lại theo phiên bản tóm tắt và hơi khác đi kèm theo bài học rút ra từ suy nghĩ cá nhân tôi mà tôi nghĩ là chính xác trong tất cả thương vụ làm ăn kinh doanh.

-Câu chuyện Rùa và Thỏ phiên bản mới:

Rùa và thỏ sống chung 1 khu rừng nhưng chính 2 đặc điểm 2 loài khác nhau khiến chúng luôn tranh cãi xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng 4 ngày thi chạy đua. Ngày 1, Thỏ xuất phát nhanh và bỏ khá xa rùa. Nhưng thỏ nghĩ nó thắng là hiển nhiên nên nắm nghỉ thư giãn. Sau vài phút, thỏ ngủ quên còn rùa tuy chậm nhưng nó không bỏ cuộc, từ từ vượt qua thỏ. Kết thúc đường đua rùa giành chiến thắng.

Ngày 2, thỏ vô cùng thất vọng và nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Vì thế, thỏ quyết định chạy với tất cả sức lực của nó. Kết quả, thỏ chiến thắng và bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Ngày thứ 3, Rùa suy ngẫm nó không có cách nào thắng được thỏ về tốc độ nên nó nghĩ và đưa ra yêu cầu thay đổi về đường đua. Thỏ không suy nghĩ, vẫn chạy với tốc độ cao nhất cho đến bờ sông, thỏ nhận ra mình không biết bơi và đành nhường phần thắng lại cho rùa.

Sang ngày 4, những con thú khác từ rừng kế bên qua xâm chiếm, thỏ và rùa nhận ra sống chung 1 rừng tại sao lại tranh đấu, nhất là giờ phút này cần hợp để hỗ trợ nhau. Thế là, chúng tổ chức đua và rùa-thỏ sẽ là một đội. Thỏ cõng rùa chạy đến bờ sông, rùa cõng thỏ bơi qua sông. Lên đến bờ kia, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích để giành chiến thắng.



Bài học:

1. Thật tuyệt vời khi mỗi chúng ta đều có những đặc điểm trái ngược nhau lại được thượng đế sắp đặt làm việc cùng một môi trường , dù rằng luôn đối đầu nhau. Nhưng cũng nhờ vậy lại giúp ta không ngừng phấn đấu và luôn học hỏi, cạnh tranh lành mạnh để phát triển bản thân.

2. Đừng kiêu hãnh, ỷ lại năng lực bản thân mà khinh thường kẻ khác. Người đó có thể qua mặt bạn ngay khi bạn lơ đãng. Chậm mà chắc, biết quan sát và không bỏ cuộc dù trong tình huống nào khi chưa kết thúc.

3. Có thể trong quá trình làm việc, phải cạnh tranh rất nhiều, thất bại không ít nhưng không được nản chí, tận dụng thế mạnh của mình dành lấy chiến thắng.

4. Nếu không có tài năng bẩm sinh, hãy thử động não nghĩ để thay đổi chiến thuật cho phù hợp với điều kiện hiện tại của bạn. Đấy là cơ hội để bạn thành công.

5. Thực tế không chỉ có 1 đối thủ rình mò chiến thắng với bạn. Thay vì đấu đá người cùng nhà, nên kết hợp để phát huy tối đa sức mạnh tập thể, dành chiến thắng trước những đối thủ khác.

6. Thắng không kiêu, bại không nản, thành công chỉ dành cho những ai biết nhìn nhận sự thật trong quá khứ để rút ra bài học kinh nghiệm sau này.



(st)