Bên mời thầu có được đưa ra yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu không?

Trong Điều 12 – Luật Đấu thầu “Các hành vi bị cấm trong đấu thầu” Mục 5 có ghi cấm hành vi nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC.

Bên mời thầu có được đưa ra yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu không?

Lý do bên mời thầu không được nêu ra yêu cầu về nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa do nếu nêu ra nhãn hiệu cụ thể của hàng hóa, bên mời thầu sẽ vi phạm nguyên tắc Cạnh tranh trong nguyên tắc đấu thầu. Nếu bên mời thầu chỉ định một loại hàng hóa với xuất xứ nhãn hiệu cụ thể thì các nhà thầu không có cơ hội đưa ra các loại hàng hóa khác phù hợp với yêu cầu mà có thể dẫn tới chi phí rẻ hơn.

Mặt khác, do bên mời thầu chưa chắc đã có đủ kinh nghiệm, năng lực đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của loại hàng hóa đối với dự án của mình cũng như các loại hàng hóa có trên thị trường với cùng tiêu chuẩn yêu cầu đề ra của chủ dự án, do đó không nên chỉ định nhãn hiệu xuất xứ dẫn đến những sai sót đối với dự án cũng như tính hiệu quả về chi phí của hàng hóa. Vậy điều này vừa vi phạm luật đấu thầu, vừa làm mất tính hiệu quả của gói thầu, gây thiệt cho cả nhà thầu và bên mời thầu.

Quy định này sẽ gây ra khó khăn cho bên mời thầu trong trường hợp muốn tính dự toán cho dự án, ví dụ khi yêu cầu về vật liệu xây dựng, xi măng PCB 30 Hoàng Thạch 785đ/kg, PCB 30 Bình Định 745đ/kg, có các thông số kỹ thuật đều giống nhau và phù hợp tiêu chuẩn thiết kế, do có sự chênh lệch giá.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ xây dựng trả lời : Khi lập dự toán xây dựng công trình tuỳ theo khả năng nguồn vốn và yêu cầu của chủ đầu tư mà đơn vị lập dự toán tính toán đưa loại vật liệu, vật tư cụ thể để chủ đầu tư quyết định phê duyệt dự toán; tức là luật chỉ quy định không được chỉ định trong hồ sơ mời thầu chứ không yêu cầu không được chỉ định khi tính dự toán.

St

Blog Category