12 định luật làm thay đổi vận mệnh

Chúng ta sống trong một thế giới do những thứ "hữu hình" và "vô hình" cấu thành. Hiểu rõ quy luật vận hành của vũ trụ thì mới có thể nắm bắt kiểm soát tốt cuộc đời mình.

Hôm nay, bạn lái xe đến gặp một khách hàng quan trọng, trên đường trông thấy chiếc xe của một cặp vợ chồng già bị nổ lốp. Bởi vì bạn đang vội đi để kịp thời gian cuộc hẹn nên không muốn quản sự việc này, nhưng lại cảm thấy nhất định phải quản, thế là bạn dừng xe lại giúp họ thay lốp xe.

Bạn thay lốp xe xong, cụ già muốn trả bạn chút tiền để tỏ lòng cảm tạ, bạn khéo léo từ chối, và chúc ông bà thượng lộ bình an, sau đó bạn tiếp tục lên đường.

Khi bạn đến điểm hẹn thì phát hiện ra là vị khách hàng đó còn đến muộn hơn bạn, hơn nữa vị khách đó lại rất vui mừng ký hợp đồng với bạn.

Bạn có cảm thấy rất may mắn đó sao? Đây không phải là vận may, mà là phép tắc vũ trụ.

1 - Định luật nhân quả

Trên thế giới này không có sự việc gì là xảy ra ngẫu nhiên cả, mỗi sự việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó.

2 - Định luật hấp dẫn

Tâm niệm (tư tưởng) của con người và hiện thực nhất quán với nó luôn luôn hấp dẫn lẫn nhau.

Một người nếu cho rằng đường đời đầy rẫy chông gai cạm bẫy, ra khỏi nhà sợ ngã, ngồi xe sợ tai nạn giao thông, kết giao sợ bị lừa, thế thì hiện thực mà người đó sống trong đó sẽ là hiện thực nguy cơ tứ bề, hễ không cẩn thận thì thực sự gặp ngay tai họa.

Một người nếu cho rằng thế giới này có rất nhiều người coi trọng nghĩa khí, thế thì người đó sẽ luôn gặp những người bạn nghĩa hiệp can đảm quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.

Tại sao? Hiện thực mà con người sống trong đó là do tâm niệm của con người hấp dẫn đến, con người cũng bị hấp dẫn bởi hiện thực nhất quán với tâm niệm của bản thân. Loại hấp dẫn lẫn nhau này không lúc nào là không diễn ra theo phương thức tiềm thức mà con người khó lòng quan sát phát hiện ra được.

Tâm niệm một người mà tiêu cực, xấu ác, thế thì hoàn cảnh mà người đó ở trong đó cũng tiêu cực, xấu ác, người xung quanh người đó cũng cùng loại như vậy. 

Tâm niệm một người mà tích cực, thiện lương, thế thì hoàn cảnh xung quanh cũng tích cực, thiện lương, người đó cũng hấp dẫn những người tích cực, thiện lương đến với mình.

3 - Định luật tin tưởng

Nếu con người hoàn toàn tin vào một sự việc nào đó sẽ xảy ra, bất kể là việc tốt hay việc xấu, thiện hay ác, thì sự việc đó nhiều khả năng sẽ xảy ra với họ.

Một người hoàn toàn tin tưởng vào những sự tình tích cực nhất định sẽ xảy ra với mình, thế thì sự tình tích cực sẽ thực sự xảy ra. Nếu một người hoàn toàn tin là mệnh của mình sẽ không kéo dài được nữa, thế thì người đó sẽ rất nhanh chóng qua đời.

Nguyên tắc thay đổi vận mệnh là: Dùng niềm tin tốt để thay thế niềm tin không tốt.

Có niềm tin tốt chính là một loại phúc báo, muốn trồng cây phúc cho mình thì ắt phải tạo dựng được niềm tin tốt. Như thế sẽ hình thành một vòng tuần hoàn tốt, cuộc sống sẽ càng ngày càng thuận lợi.

4 - Định luật thả lỏng

Chỉ khi trong tình trạng tâm thái thả lỏng thì con người mới có thể có được thành quả tốt nhất. Bất kể sự lười nhác hay sốt ruột nào về tâm thái đều sẽ đem đến kết quả không tốt.

Tâm thái thế nào mới là tốt nhất? Đáp án chính là càng thanh khiết sáng suốt không có tạp niệm thì càng tốt.

Nhắm mục tiêu vào những thứ bạn mong muốn như nhân cách lý tưởng, cảnh giới lý tưởng, quan hệ giao tiếp lý tưởng, cuộc sống lý tưởng... sau đó thả lỏng tâm thái, tinh tấn nỗ lực làm những việc bạn muốn làm.

Chớ thắc thỏm lo âu mãi khi nào những sự tình đó sẽ đến, như thế thì tốc độ chúng đến sẽ nhanh đến mức khiến bạn kinh ngạc. Nếu bạn càng lo nghĩ, sốt ruột về kết quả thì càng không thể đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí còn cho kết quả ngược lại.

Lấy thí dụ: Đêm hè nóng nực bị mất điện, bạn nằm trên giường mồ hôi ướt sũng, không ngủ được cảm thấy rất khó chịu khổ sở, luôn nghĩ điện đóm đáng chết này đến khi nào mới có lại.

 

Trong khi bạn sốt ruột thì điện mãi vẫn không có. Nhưng cuối cùng bạn chịu đủ rồi, đầu óc thanh tĩnh yên định lại, không sốt ruột suy nghĩ nữa, tự nhiên cũng cảm thấy mát mẻ, và rất nhanh chóng đi vào giấc ngủ, và trong lúc đang ngủ thì có điện, bỗng nhiên phòng bừng sáng, quạt vù vù.

Đây không phải là trùng hợp, không phải là mê tín, mà là định luật, đó chính là định luật thả lỏng.

5 - Định luật hiện tại

Con người không thể thay đổi được quá khứ, cũng không khống chế được tương lai, chúng ta chỉ sống ở hiện tại.

Điều mà chúng ta có thể quyết định, có thể thay đổi được chỉ là bản thân mình, tâm niệm, lời nói và hành vi của chính mình ở giờ này phút này. Quá khứ và tương lai đều không tồn tại, chỉ có thời khắc hiện tại mới là chân thực.

Điểm chuyên chú của vận mệnh, chỗ bắt tay vào thay đổi vận mệnh chỉ có thể là "hiện tại", ngoài đó ra thì không còn con đường nào khác.

Theo định luật hấp dẫn, nếu cứ mãi nhớ thương quá khứ thì sẽ bị những dằn vặt và hối hận buộc chặt, không thể nào giải thoát. Nếu cứ mãi lo lắng tương lai thì sẽ bị những sự tình không muốn xảy ra bị hấp dẫn tiến vào trong hiện thực.

Tâm thái đúng đắn là: Bất kể vận mệnh tốt hay xấu cũng không để ý đến nữa, chỉ tích cực chuyên tâm điều chỉnh tốt những tư tưởng hiện tại, sửa đổi tốt những lời nói và hành vi hiện tại, thì vận mệnh sẽ lặng lẽ phát triển theo hướng tốt một cách bất tri bất giác.

6 - Định luật đáng được

Thứ mà bạn có được đều là những thứ bạn đáng được nó.

Mỗi người chúng ta đều sẽ có được tất cả những gì đáng được, chứ không phải là tất cả những gì muốn có được.

Cái "đáng được" này chính là chúng ta làm gì, nghĩ gì, phát ra niềm tin như thế nào, thì chúng ta sẽ được báo đáp như thế ấy.

Hết thảy những gì chúng ta có được đều không phải là tự nhiên có được, mà đều là đáng có được. Nếu chúng ta không thể có được, điều đó chứng minh những thứ chúng ta muốn có đó không phải là những thứ chúng ta đáng được có.

Câu cổ ngữ: "Người có ngàn vàng giá trị ngàn vàng, người phải chết đói ắt sẽ chết đói", chính là đạo lý này. Vậy nên nhất định phải nâng cao giá trị bản thân, sau khi giá trị bản thân nâng cao rồi thì những thứ mà chúng ta đáng được, bất kể là về lượng hay về chất, đều được nâng cao.

7 - Định luật lợi cho người

"Lợi cho người" chính là: tác thành điều tốt đẹp cho người, để họ có được lợi ích. Nếu mọi việc mọi nơi bạn đều nghĩ cho người khác, tạo phúc cho người khác, thế thì cuối cùng người được ích lợi chính là bản thân mình.

Lợi cho người không phải là hy sinh bản thân, cũng không phải lơ là bản thân, mà là thông qua các mối quan hệ của sinh mệnh, năng lượng của cống hiến và thu hoạch tuần hoàn, từ đó kiến lập được giá trị lớn hơn cho chính mình.

Người xung quanh bạn đều vui vẻ hạnh phúc, thế thì cuối cùng người hạnh phúc nhất nhất định sẽ là chính bạn. Bạn thành tựu thành công cho người khác, thế thì cuối cùng người thu được thành tựu lớn nhất cũng chính là bạn.

Đây chính là định luật gián tiếp khởi tác dụng.

Nếu chúng ta không làm lợi cho người thì sẽ tổn hại chính bản thân mình. Điều đáng nói là: Trong định luật làm lợi cho người, nâng cao giá trị người khác và nâng cao giá trị bản thân luôn xảy ra đồng thời. Tức là khi bạn nâng cao giá trị người khác thì giá trị bản thân bạn cũng lập tức nâng cao.

8 - Định luật cho và nhận

Định luật cho và nhận chính là định luật bảo toàn năng lượng. Tức là: Bạn cho đi bất kỳ thứ gì cuối cùng sẽ hồi báo cho bạn gấp bội.

Bạn bố thí tiền bạc hoặc vật chất, thì sẽ được hồi báo tiền bạc hay vật chất gấp bội. Bạn bố thí hoan hỉ, khiến người khác vui vẻ thì sẽ được người khác hồi báo hoan hỉ cho bạn gấp bội. Bạn bố thí an định, khiến người khác yên lòng, thì sẽ được an lạc gâp bội. Trái lại nếu bạn cấp cho người khác sự bất an, ghét, tức giận, ưu sầu, thì bạn cũng sẽ nhận sự báo ứng này gấp bội.

Khi bạn mang cái tâm thuần khiết, thuần chính trao cho người khác, hoàn toàn không có tư dục và vọng niệm, thì thứ quay trở lại với bạn cũng chính là sự hồi báo thuần chính dồi dào nhất.

9 - Nguyên tắc yêu bản thân

Học cách thực sự yêu bản thân.

Yêu bản thân không phải là thương thân trách phận, cũng không phải là tự tư tự lợi, mà là bất kể giàu hay nghèo, bệnh tật hay khỏe mạnh, đều yêu bản thân mình, đón nhận bản thân mình.

Khởi đầu tất cả những tư tưởng, lời nói và hành vi làm lợi cho người khác đều là từ chấp nhận bản thân, và thật sự yêu quý bản thân. Điểm này vô cùng quan trọng.

Chỉ có yêu bản thân thì mới có thể yêu người khác, yêu thế giới, mới có thể thực sự có được hoan hỉ, yên định và không sợ hãi, mới có thể có được tấm lòng rộng mở.

Nếu bạn không yêu thích, không hài lòng với chính mình, thế thì bạn không thể nào thực sự yêu thích người khác, điểm này vô cùng quan trọng. Có một số người đánh đồng yêu bản thân với tự tư tự lợi, đó là kiến giải sai lầm.

Thể nghiệm kỹ lưỡng sẽ phát hiện ra, nếu bạn không yêu thích, không hài lòng với chính bản thân mình, thế thì rất dễ nảy sinh tâm đố kỵ và tâm oán hận. Bản thân mình cũng là một thành viên trong chúng sinh, trong khi yêu chúng sinh thì tại sao lại bạt bỏ mình ra ngoài?

Do đó trước tiên hãy nhận thức rõ bản thân, trước tiên phải làm người bạn tốt với chính mình.

10 - Nguyên tắc khoan thứ

Nếu ví tư tưởng tiêu cực như một cái cây, thế thì rễ cây chính là cái tâm sân hận, chặt đứt những cái rễ này thì cái cây đó không sống được bao lâu nữa. Muốn chặt đứt những rễ cây này thì ắt phải hiểu được thế nào là khoan thứ.

Khoan dung và tha thứ không phải là vì bất kỳ người nào khác, mà là vì chính bản thân bạn.

Khoan dung là để bản thân mình trong cuộc đời này không phải lúc nào cũng mang gánh nặng của sự thống khổ và oán hận, để bản thân mình có được sự giải thoát thực sự, để bản thân mình không còn từng giờ từng phút bị oán hận và tâm trạng tiêu cực nuốt chửng.

Tinh thần dằn vặt nặng nề gông cùm sẽ khiến bạn không thể nào đạt được thành công, trái lại còn ngăn cản bạn, khiến bạn trở thành một con người hoàn toàn khác.

11 - Quy tắc 80/20 – Quy luật thiểu số

Việc đúc kết nguyên tắc thú vị này được thực hiện vào thế kỷ thứ 19, từ việc Nhà kinh tế người Ý tên là Vilfredo Pareto quan sát vườn đậu nhà mình hàng năm và thấy, khoảng 20% số cây đậu Hà Lan ông trồng trong vườn cho ra đến 80% hạt đậu thu hoạch được. Cùng thời điểm đó, khi nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, Pareto lại phát hiện ra rằng 80% của cải và thu nhập của nước Ý được kiểm soát chỉ  bởi 20% dân số.

Bị thu hút bởi phát hiện mới mẻ này, ông bắt đầu nghiên cứu, thống kê ở nhiều nước khác và ngạc nhiên khi thấy sự phân bổ tương tự. Và quy tắc 80/20 này cũng đúng trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, 80% lợi tức của công ty được tạo bởi 20% khách hàng, 80% các vụ phạm pháp được gây ra bởi 20% tội phạm, 80% những người sử dụng phương tiện giao thông gây ra 20% tai nạn, 20% của các tấm thảm được 80% các bước chân giẫm lên, và 20% các quần áo của bạn được đem ra mặc trong 80% thời gian…

Quy tắc 80/20 – Quy luật thiểu số được phát hiện bởi nhà kinh tế người Ý tên là Vilfredo Pareto
Mặc dù các con số chỉ ở mức xấp xỉ, nhưng phần lớn những người nghiên cứu về 80/20 đồng ý rằng: 80% output (đầu ra/thành quả/hậu quả/phần thưởng) được tạo bởi 20% input  (đầu vào/nổ lực/hành động/đóng góp).

Cần lưu ý rằng nguyên lý 80/20 không phải lúc nào cũng chính xác là 20% và 80%, trong thực tế tỉ lệ này có thể thay đổi tùy lĩnh vực, nó có thể là 70/30 hay thậm chí 99.9/0.01. Đồng thời, tổng của 2 vế không nhất thiết bằng 100%. Ví dụ, một nghiên cứu năm 1997 chỉ ra rằng, trong số 300 bộ phim, chỉ có 4 bộ phim (tương đương 1.3%) đã mang về 80% doanh thu bán vé.

Áp dụng nguyên lý Pareto trong cuộc sống như thế nào?
Khi hiểu rõ quy luật 80/20 thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ phải thừa nhận mình đã quá lãng phí thời gian vào những việc không đáng. Trong thời đại với rất nhiều lựa chọn và đứng trước bao nhiêu khó khăn thử thách, làm thế nào để chúng ta có thể áp dụng được nguyên tắc này trong cuộc sống hàng ngày?

12 - Nguyên tắc chịu trách nhiệm

Làm người, mỗi người chúng ta đều phải chịu trách nhiệm tất cả đối với bản thân. Khi lựa chọn thái độ có trách nhiệm đối với bản thân, thì chúng ta sẽ nhìn về phía trước, xem mình có thể làm được những gì.

Chúng ta cần hiểu rõ rằng, sinh mệnh của chúng ta là của chính bản thân mình, không phải của bất kỳ người nào khác.

Chúng ta cần chịu trách nhiệm đối với sinh mệnh của mình, chịu trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, chịu trách nhiệm đối với sai lầm của mình, chịu trách nhiệm đối với hành vi, lời nói, tâm tư và ý niệm của mình.

Khi một người lựa chọn có trách nhiệm đối với bản thân thì người đó sẽ tràn đầy sức mạnh, sẽ không ngừng tiến tới hướng tốt đẹp hơn. Cũng chỉ có chịu trách nhiệm với chính mình thì mới có thể sống một cuộc đời chân chính, sẽ không việc gì, chỗ nào cũng ỷ lại người khác, sẽ không cứ coi mình ở vị trí người bị hại chờ đợi sự cứu giúp, sẽ không dừng lại một chỗ oán trời trách người.

Vậy nên cần từng giờ từng phút nhắc nhở bản thân: phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với tất cả lời nói, hành vi, cảnh ngộ và cuộc sống của bản thân mình.