Lí thuyết quy kết (Attribution theory) là gì?

Lí thuyết quy kết (Attribution theory)

Lí thuyết quy kết trong tiếng Anh là Attribution theory. Lí thuyết quy kết được đưa ra để giải thích về cách chúng ta đánh giá một người; các cách khác nhau trong việc dựa vào ý nghĩa mà chúng ta quy cho một hành vi nhất định.

Nội dung lí thuyết quy kết

- Về cơ bản, lí thuyết này cho rằng: Khi quan sát hành vi của một cá nhân, chúng ta cố gắng xác định xem liệu hành vi đó xuất phát từ nguyên nhân bên trong hay bên ngoài. 

Các hành vi có nguyên nhân từ bên trong là những hành vi trong phạm vi kiểm soát của cá nhân. 

Các hành vi có nguyên nhân từ bên ngoài thường là kết quả của những nguyên nhân bên ngoài; nghĩa là hành vi của người đó được coi là do tình huống bắt buộc.

- Việc xác định nguyên nhân của một hành vi phụ thuộc vào ba yếu tố: 

(1) Tính riêng biệt (distinctiveness)

+ Tính riêng biệt đề cập tới việc liệu một cá nhân có thể hiện cùng một hành vi trong những tình huống khác nhau. Những gì chúng ta muốn biết là liệu hành vi của một cá nhân diễn ra thường xuyên hay không. 

+ Nếu đúng là hành vi của một cá nhân diễn ra không thường xuyên thì người quan sát có thể quy kết hành vi này là do nguyên nhân bên ngoài. Nếu hành động này không phải chỉ diễn ra có một lần, thì có thể nó sẽ được đánh giá là có nguyên nhân bên trong.

(2) Tính kiên định (consistency)

Đề cập đến một người có cùng một cách cư xử ở những thời điểm khác nhau. Ví dụ, nếu một người hành động hấp tấp giống nhau ở những thời điểm khác nhau thì tính kiên định trong trường hợp này là cao và ngược lại.

Tính liên ứng

Tính liên ứng rộng hơn tính kiên định ở chỗ, tình liên ứng thể hiện phản ứng của nhiều người với cùng một sự kiện, một tình huống tương tự.

+ Nếu mọi người đối mặt với những tình huống tương tự phản ứng theo cách tương tự thì chúng ta có thể nói rằng hành vi thể hiện sự liên ứng. 

+ Theo quan điểm quy kết: Nếu như mức độ liên ứng là cao, thì nguyên nhân dẫn đến hành vi là nguyên nhân bên ngoài; trái lại, nếu tính liên ứng của hành vi thấp thì nguyên nhân dẫn đến hành vi là nguyên nhân bên trong.

(3) Tính nhất quán của hành vi (Consensus)

+ Tính nhất quán của hành vi là mức độ mà cá nhân phản ứng theo cùng một cách tại những thời điểm khác nhau. 

+ Nếu tính nhất quán cao thì nguyên nhân dẫn đến hành vi là nguyên nhân bên trong, ngược lại, nếu tính nhất quán thấp thì nguyên nhân dẫn đến hành vi là nguyên nhân từ bên ngoài.

Thí dụ minh họa nội dung của lí thuyết quy kết

  Tính riêng biệt Tính liên ứng Tính nhất quán
Nguyên nhân bên trong Nhân viên A có kết quả thực hiện công việc kém ở kì đánh giá 6 tháng đầu năm. Chỉ có nhân viên A có kết quả thực hiện công việc kém. Nhân viên A lại có kết quả thực hiện công việc kém ở kì đánh giá cuối năm.
Nguyên nhân bên ngoài Nhân viên A hoàn thành tốt công việc ba tháng đầu năm. Nhiều nhân viên cũng có kết quả thực hiện công việc thấp. Nhân viên A có kết quả thực hiện công việc tốt ở kì đánh giá cuối năm.

 

Ví dụ thêm để chúng ta hiểu: Hãy hình dung một giám đốc sa thải nhân viên. Theo bản năng, chúng ta sẽ đặt câu hỏi: "Tại sao ông ta làm như vậy?", có phải là do nhân viên này vi phạm quy định của công ty hay là do ông giám đốc này không tốt và thiếu tình người?
Câu trả lời có thể là:
(1) do nhân viên vi phạm quy định (ý muốn chủ quan của nhân viên)
(2) do giám đốc thiếu lòng trắc ẩn (yếu tố khách quan).

Cách tìm nguyên nhân hành vi:
1. Nếu:
+ Sự riêng biệt: Thấp
+ Sự liên ứng: Thấp
+ Sự nhất quán: Cao
Nguyên nhân của hành vi là bên trong

2. Nếu:
+ Sự riêng biệt: Cao
+ Sự liên ứng: Cao
+ Sự nhất quán: Thấp
Nguyên nhân của hành vi là bên ngoài

Câu hỏi để đánh giá cao thấp như sau:
+ Sự riêng biệt: Liệu một cá nhân có thể hiện cùng một hành vi trong những tình huống khác nhau?
+ Sự liên ứng: Nếu đối mặt với tình huống tương tự, liệu mọi người có phản ứng giống nhau? (Nếu phản ứng tương tự thì hành vi sẽ thể hiện sự liên ứng)
+ Sự nhất quán: Mức độ cá nhân phản ứng theo cùng một cách ở các thời điểm khác nhau

Thí dụ: Một khách hàng than phiền về thức ăn, dịch vụ và trang trí nội thất của nhà hàng? Nguyên nhân là:

1. Nếu:
+ Sự riêng biệt: Thấp - Cá nhân này thường than phiền ở những nhà hàng khác
+ Sự liên ứng: Thấp - Những cá nhân khác không than phiền ở nhà hàng này
+ Sự nhất quán: Cao - Cá nhân này thường than phiền ở nhà hàng này ở mọi thời điểm
Nguyên nhân của hành vi là bên trong: Cá nhân này than phiền vì họ khó tính.

2. Nếu:
+ Sự riêng biệt: Cao - Cá nhân này không than phiền ở những nhà hàng khác
+ Sự liên ứng: Cao - Những người khác cũng than phiền về nhà hàng này
+ Sự nhất quán: Thấp - Cá nhân này ít than phiều ở nhà hàng này
Nguyên nhân của hành vi là bên ngoài: Cá nhân này than phiền vì nhà hàng tệ

Lưu ý: Chỉ cần 2 trong 3 yếu tố là có thể đủ để kết luận.

Kết luận

- Những nhân tố trên đây giải thích vì sao các hành vi tương tự không được hiểu một cách tương tự.

- Xuất phát từ nguyên nhân quy cho hành vi của cá nhân, các nhà quản lí sẽ có những phản ứng và cách xử lí khác nhau đối với các cá nhân khác nhau nhưng có cùng hành vi.

Nguồn: Vietnambiz

Blog Category