Kinh doanh cũng là một nghệ thuật, nó có những quy tắc riêng và dưới đây là bộ triết lý kinh doanh “10 = 0” mà bất cứ ai muốn đạt được thành công trong lĩnh vực này cũng đều nhất định phải học.
Bí quyết kinh doanh giỏi: Có làm việc nhưng phải nỗ lực. Có năng lực phải thể hiện. Có kế hoạch phải hành động. Có cơ hội phải nắm bắt. Có sắp xếp phải giám sát. Có phát hiện phải xử lý. Có thao tác nhưng phải linh hoạt. Có giá trị phải tận dụng. Có lượng bán nhưng phải có lợi nhuận. Bởi:
1. Có làm việc nhưng không cố gắng phấn đấu = 0
Những người kinh doanh phải học cách trân trọng và cảm ơn. Trước nguy cơ khủng hoảng tài chính, người kinh doanh càng nên trân trọng những cơ hội trước mắt hơn.
“Một cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước duy nhất”. Những người biết cách nắm bắt cơ hội mới là những người có thể cười đến cùng. Có công việc nhưng không biết trân trọng, bát cơm vàng rồi cũng thành bát đất mà thôi.
2. Có năng lực nhưng không thể hiện = 0
Mỗi người đều có điểm mạnh riêng của mình. Phải biết điểm mạnh của mình. Đồng thời khiến giá trị của mình được người khác khẳng định thông qua thực tiễn. Như vậy mới có nhiều không gian phát triển hơn.
Do vậy, nếu tự nhận mình là một con tuấn mã. Hãy ngày đi ngàn dặm trước. Trong lúc thể hiện năng lực của bản thân, niềm vui cũng sẽ đồng thời xuất hiện. Phải luôn nhớ rằng: “Ưu thế tiềm ẩn chỉ khi thực sự được phát huy ra bên ngoài mới trở thành ưu thế. Nếu không sẽ trở thành gánh nặng”.
3. Có kế hoạch nhưng không hành động = 0
Kế hoạch chỉ là tiền đề của việc thực hiện. Hành động mới là chân lý của việc thực hiện. Nếu kế hoạch không được thực tiễn và tổng kết bằng hành động.
Bất cứ kế hoạch hoàn hảo nào cũng sẽ mãi chỉ là truyền thuyết mà thôi.
Bởi vậy, điểm mấu chốt trong sáng tạo kinh doanh không phải là đề ra những phương án hoàn hảo. Mà là lập tức hành động.
4. Có cơ hội nhưng không chịu nắm bắt = 0
“Cho cá không bằng cho cần câu”. Làm việc tuyệt đối không chỉ vì thù lao. Trong quá trình làm việc, trên thị trường sẽ xuất hiện hàng loạt các cơ hội. Đồng thời cũng là một thời cơ tốt để bồi dưỡng và rèn luyện bản thân.
Phải nắm bắt cơ hội. Chỉ cần nghĩ nhiều, làm nhiều hơn người khác thì sẽ có nhiều cơ hội hơn.
5. Có bố trí sắp xếp nhưng không giám sát = 0
Làm việc phải có sự sắp xếp, thực hiện và giám sát. Chỉ khi giám sát tổng kết mới có thể phát hiện vấn đề, xử lý vấn đề, tổng kết rút kinh nghiệm.
Như vậy mới có thể triển khai công việc một cách tốt nhất.
Về điểm này, chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – hành động) là vấn đề mà mỗi người nhân viên kinh doanh phải đối mặt và xem xét.
6. Có tiến bộ nhưng không liên tục = 0
Ai cũng phải tích cực mưu cầu tiến bộ thì tập thể mới có thể tiến bộ, vững mạnh được. Tiến bộ liên tục sẽ giúp tập thể không ngừng trưởng thành.
Nếu tiến bộ không liên tục. Hoặc có chút tiến bộ rồi lại giậm chân tại chỗ. Cuối cùng vẫn sẽ bị vận mệnh đào thải.
7. Có phát hiện nhưng không xử lý = 0
Đối mặt trước thị trường thiên biến vạn hóa.
Bất cứ kế hoạch gì trong quá trình thực hiện đều có thể thất bại chỉ vì một sai lầm nhỏ.
Do vậy, ngoài một kế hoạch hoàn hảo, nắm bắt chi tiết và thực hiện kịp thời. Còn cần phải phát hiện từng những vấn đề nhỏ trong quá trình thực hiện. Kịp thời bổ sung xử lý. Để tránh “đê dài ngàn dặm, vỡ chỉ vì một tổ kiến nhỏ”.
8. Có thao tác nhưng không linh hoạt = 0
Kinh doanh quan trọng là phải sáng tạo. Mình có những thứ mà người khác không có. Người khác có những ưu điểm mà mình không có. Tránh dập khuôn máy móc, chủ nghĩa kinh nghiệm. Bất cứ quy trình thao tác nào cũng đều phải linh hoạt trước thị trường vạn biến. Mới có thể tất thắng được.
9. Có giá trị nhưng không tận dụng = 0
Người kinh doanh phải là một người quản lý giỏi biết tính toán. Tính hợp lý trong kết cấu sản phẩm là giá trị. Thậm chí giá trị của công ty cũng là giá trị.
Chỉ khi tận dụng giá trị một cách hợp lý. Phát huy đầy đủ giá trị của mỗi người, mỗi đồng tiền. Thậm chí là khai thác giá trị từ những thứ vô giá trị mới được coi là một người kinh doanh đúng tiêu chuẩn.
10. Có lượng bán nhưng không có lợi nhuận = 0
Nếu lượng bán là tiêu chuẩn đo lường thành tích của người nhân viên kinh doanh. Vậy thì lợi nhuận chính là thước đo trên tiêu chuẩn đó.
Chỉ hoàn thành nhiệm vụ bán hàng thôi là chưa đủ. Chỉ khi hoàn thành lượng bán trên cơ sở lợi nhuận mới được coi là lượng bán thực sự.
Chỉ khi vừa hoàn thành doanh số lợi nhuận vừa bảo đảm lượng bán mới được coi là một người nhân viên kinh doanh, bán hàng xuất sắc.
Tổng hợp