Biên bản ghi nhớ (MOU) là gì? Biên bản ghi nhớ có giá trị pháp lý không?

Bản ghi nhớ (tên viết tắt MOU) là văn bản thể hiện sự thỏa thuận (mutual accord) về một vấn đề (issue) giữa hai hoặc nhiều bên. Biên bản ghi nhớ thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào. Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ phải:

1. Xác định được các bên tham gia vào giao ước;

2. Nêu ra nội dung và mục đích;

3. Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;

4. Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Bản thỏa thuận cũng là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của các bên. Loại văn bản này thường thể hiện ý chí của một bên trong bản thỏa thuận và các bên còn lại mặc nhiên phải tuân theo.

Bản cam kết trên là một loại giao dịch dân sự, cụ thể, đó là hành vi pháp lý đơn phương vì nó thể hiện ý chí tự ràng buộc với bản cam kết đó của người viết cam kết. Do đó, người có quyền có quyền yêu cầu người cam kết thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh. Nếu phát sinh thiệt hại cho phía người có quyền do người cam kết không thực hiện nghĩa vụ dân sự đã cam kết thì người cam kết phải bồi thường.

Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ ……, chúng tôi gồm:

Bên A: CÔNG TY …

Địa chỉ: ……

Mã số thuế: ……

Điện thoại: ……

Tài khoản ngân hàng: ……

Người đại diện: ……….Chức vụ: …

Bên B: CÔNG TY ……

Địa chỉ: ……

Mã số thuế: ……

Điện thoại: ……

Tài khoản ngân hàng: ……

Người đại diện: ……….Chức vụ: …

Sau khi thỏa thuận và nhất trí, Hai Bên ký kết Biên bản ghi nhớ làm việc với các điều khoản sau:

Điều 1. Mục tiêu

Hai bên cùng nhau hợp tác làm việc …. vì lợi ích của hai bên.

Điều 2: Các hình thức hợp tác

Các bên thỏa thuận với nhau về hình thức hợp tác

Điều 3: Nội dung chương trình hợp tác

Những nội dung hợp tác được liệt kê cụ thể trong những Phụ lục của Biên bản ghi nhớ này. Những lĩnh vực này có thể sẽ được cập nhật và thay đổi theo thời gian thông qua những Phụ lục được hai bên ký kết.

Điều 4. Xem xét sửa đổi

Hai Bên cùng thỏa thuận thời gian đánh giá định kỳ các hoạt động và việc thực thi Biên bản ghi nhớ này cùng các Phụ lục kèm theo.

Điều 5: Điều khoản cuối cùng

– Biên bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày.. tháng … năm …. Được lập thành … bản gốc có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản làm căn cứ pháp lý.

– Biên bản ghi nhớ này sẽ hết hiệu lực sau 5 năm kể từ ngày ký. Hai Bên có thể xem xét để ký kết một thỏa thuận khác.

Nguồn: Luật Minh Khuê

Blog Category