Hansei là gì?
Tự nhận thức bản thân là một trong những cách tốt nhất để cải thiện bản thân, là một trong những bước bắt buộc trong quá trình phát triển cá nhân đến công việc.
Hansei theo tiếng Nhật có nghĩa là "tự phản ánh" từ trong chính trí tuệ và cảm xúc của chúng ta. Đây là phần vô cùng quan trọng trong văn hóa của người xứ sở hoa anh đào. Tương đồng với cụm từ vô cùng nổi tiếng của người Đức: Selbsterkenntnis ist der erste Schritt zur Besserung - Thấu hiểu bản thân chính là bước phát triển đầu tiên.
Chúng ta cũng có thể hiểu Hansei theo chiều hướng khác đó chính là sự giao thoa giữa sự khiêm tốn trong suy nghĩ và trong lối sống với các cá thể sống xung quanh. Dừng Hansei cũng có nghĩa là dừng học hỏi. Với Hansei, mỗi người sẽ không bao giờ cảm thấy đủ cho sự thành công của chính mình và luôn cần nhiều, nhiều hơn nữa những tiến bộ trong cuộc sống.
Hầu hết chúng ta chẳng mấy khi dành thời gian cho việc tự soi chiếu bản thân và thường nhảy ngay sang bước hành động - vì coi đây là một bước thừa thãi trong quá trình cải thiện bản thân và việc tự phê phán những sai lầm thường là điều chúng ta né tránh.
Dù bất kể mục tiêu của bạn là gì (thất bại hay thành công), sẽ luôn luôn có một khoảng trống chúng ta cần hiểu rõ hơn giữa quá trình dẫn đến kết quả.
Hansei không chỉ áp dụng dành riêng cho thất bại, mà cho cả những thành công. Dù bất kể kết quả là gì, mọi thứ đều có thể cải thiện để hiểu quả và tốt hơn nữa. Hansei luôn nhắc nhở chúng ta rằng: đừng áp đặt cuộc sống theo một quy chuẩn nhất định và chúng ta luôn có nguồn sức mạnh để biến mọi thứ trở nên tốt hơn hết.
Sai lầm đôi khi không hẳn đã là cái "sai", nhưng ngừng cố gắng mới là điểm sai trong phương pháp Hansei.
Không ai, không bất kì điều gì là hoàn hảo. Đây là một trong những công thức khiến những con người Nhật Bản luôn cố gắng không ngừng để phát triển. Triết lý đơn giản này được áp dụng ở hầu hết mọi tầng lớp ở xứ sở hoa anh đào, là phần cốt lõi cho việc học hỏi và xây dựng đất nước.
Hansei được dạy trong trường và là một phần kĩ năng sống thiết yếu được rèn luyện từ thuở học sinh. Dựa theo nghiên cứu về định tính về phương pháp Hansei đối với người lớn tại Nhật Bản, ông Tim McMahon chia sẻ: "Khi người Nhật mắc sai lầm, họ nhận lỗi sâu sắc về phía mình, nhận trách nhiệm và nhanh chóng đề xuất giải pháp để tránh sai lầm tương tự trong tương lai". Hansei không chỉ được rèn luyện, mà còn trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản.
Là một trong những hãng ô tô hàng đầu Nhật Bản và quy mô trải khắp thế giới, Hansei là một phần tất yếu trong văn hóa công ty Toyota. Tại đây, Hansei là điều kiện tiên quyết để học hỏi. Ngay cả khi mục tiêu đã được hoàn thành, nhưng khi bạn làm việc tại Toyota sẽ luôn có cuộc họp đối chiếu; đây là một bước thiết yếu nhằm xác định những thất bại trong quá trình và lập kế hoạch rõ ràng cho tương lai. Khi bạn không xác định được vấn đề/sai lầm là dấu hiệu cho thấy việc bạn chưa từng cố gắng đủ, hoặc nỗ lực đạt ngoài sức kì vọng. Do cái tôi của bản thân quá cao đôi khi khiến chúng ta khó lòng mà tự nhận thức được những sai lầm. Trong quá trình này, khi không có sai làm nào - thì đó chính là một sai lầm.
Hansei giúp chúng ta nhận thức rằng ai cũng có điểm yếu, có sai lầm - vì vậy chúng ta cần nỗ lực không ngừng. Đôi khi thật khó chịu để thừa nhận những mặt xấu của cá nhân, nhưng nhờ vào nhận thức được những mặt ấy, chúng ta mới có thể thực sự cải thiện.
Làm thế nào để rèn luyện Hansei
Để rèn luyện Hansei, hãy sắp xếp thời gian cụ thể và thực sự để tâm vào việc này. Bạn chỉ cần dành ra khoảng 5-15’ mỗi tuần nếu không thể thực hiện hằng ngày. Phương pháp Hansei có thể rèn luyện hàng ngày, hàng tuần. Bạn có thể thử tập luyện Hansei vào mỗi cuối tuần kèm theo những mục tiêu mà bạn đề ra, điều chỉnh và đề ra hướng đi hợp lý cho mục tiêu.
Tập luyện hàng ngày giúp bạn dần trở nên trách nhiệm hơn với chính hành động của mình và nhắc nhở bản thân liên tục cố gắng. Hansei giúp bạn xem xét nội tâm về "những gì đã đi đúng hướng" cùng với "những gì đã đi sai hướng và cần cải thiện".
Quá trình viết ra giấy đòi hỏi sự trung thực gây khó chịu cho chính bản thân - Những đấu tranh cá nhân, những sai lầm liên tục mắc phải và làm gì để bước tiếp. Hãy viết ngắn gọn và trung thực từ trái tim. Hansei sẽ giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành động tốt hơn nhờ chính sự trung thực với bản thân.
Rèn luyện thói quen đánh giá về hành động, thói quen và phản ứng cảm xúc sẽ dẫn đến khả năng tự chủ, cải thiện quá trình lập kế hoạch, tối ưu hóa sử dụng thời gian và năng lượng hơn.
Hãy sử dụng nghệ thuật tự phê bình của người Nhật, bạn sẽ tự bất ngờ bởi chính những cơ hội bản thân tạo ra trên con đường phát triển bản thân.
Khai thác tiềm năng quản lý với triết lý Hansei
Như đã đề cập ở trên, nếu được ứng dụng đúng cách, triết lý này sẽ không những giúp bạn cải thiện bản thân mà còn giúp bạn phát huy tiềm năng quản lý doanh nghiệp. Vậy bắt đầu thực hành từ đâu?
Một quy trình Hansei sẽ gồm 3 bước chính:
- Bước 1 – Nhận ra được vấn đề: Dù kết quả công việc của bạn có thành công hay không, sẽ luôn tồn tại những lỗi nhỏ tiềm ẩn bên trong. Bản chất của chúng ta chính là không thể ngồi yên một chỗ quá 15 phút. Dành 15 phút mỗi ngày để chìm vào những suy nghĩ, để hồi tưởng lại quá trình làm việc của bạn có mắc phải những lỗi nào cần khắc phục không?
- Bước 2 – Đảm đương trách nhiệm: Triết lý Hansei cũng định nghĩa rằng, có thể những lỗi xảy ra xuyên suốt quá trình làm việc là vô hại, nhưng chúng sẽ tốt hơn nếu bạn khắc càng sớm càng tốt.
- Bước 3 – Khắc phục hậu quả/Cải thiện kết quả bằng những hành động cụ thể: Bên cạnh dành thời gian để tự phản ánh, bạn cần ghi chú lại và lên kế hoạch khắc phục cho các lần sau.
Trong quản lý doanh nghiệp, thực hành triết lý Hansei sẽ đem đến cho các nhà lãnh đạo những lợi ích như:
- Nhanh chóng phát hiện vấn đề: Khác với việc chúng ta đánh giá nhân viên định kỳ hằng năm, ứng dụng Hansei chính là quá trình đánh giá bản thân mỗi ngày. Thông qua việc dành thời gian nhìn lại chính mình, nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng nhận ra vấn đề mà họ đã bỏ sót xuyên suốt quá trình làm việc. Phát hiện càng sớm, khả năng khắc phục và tránh rủi ro càng cao! Sở hữu năng lực “đọc vị” vấn đề dù nhỏ hay lớn, là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
- Khả năng chịu trách nhiệm và cải thiện sau thất bại: Khi thực hành triết lý này thường xuyên, nó sẽ dần trở thành một thói quen hằn sâu trong đầu bạn. Phần lớn cuộc đời của bạn, việc gặp thất bại sẽ thường xuyên khiến xảy ra. Đặc biệt, khi bạn là người đứng đầu của cả một tập thể, sẽ khó tránh khỏi việc liên tục đảm đương những trọng trách khó nhằn. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng để đối phó với chúng một cách tốt nhất để nhân viên noi theo.
- Thay đổi nhận thức về vấn đề: Xã hội hiện đại đòi hỏi người lãnh đạo bên cạnh chuyên môn và kỹ năng quản lý còn cần phải có một góc nhìn khác biệt. Hansei thúc đẩy những luồng suy nghĩ sâu sắc hơn về một vấn đề đơn giản. Nó còn giúp không chỉ người lãnh đạo, mà nhân viên của họ trưởng thành hơn trong cách nhìn nhận lỗi sai của bản thân, rằng bạn có lỗi sai không phải vì bạn yếu kém, mà vì chúng ta đều là những cá nhân giống nhau. Miễn là bạn còn biết bản thân sai ở đâu, thì bạn sẽ còn phát triển.
Nguồn: Internet