Phân tích định tính là gì?

Định tính là gì?

Định tính là phương pháp nghiên cứu được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau nhằm thu thập sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và những lý do ảnh hưởng đến hành vi này.

Nghiên cứu định tính là đặt câu hỏi rộng và thu thập dữ liệu từ hiện tượng hoặc người tham gia. Nghiên cứu định tính liên quan đến mô tả, giải thích và ít nhiều có yếu tố chủ quan của người nghiên cứu.

Mục đích của nghiên cứu định tính là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra. Tuy nhiên, những kết quả đó không được chứng thực bằng các mô hình kinh tế lượng hay mô hình toán như tỏng nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính đặc biệt phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu định lượng chưa thực hiện được, nhằm mở ra những hướng nhiên cứu mới sử dụng phương pháp khoa học. Do đó, đây cũng là thách thức cho nhà nghiên cứu khi sử dụng phương pháp này.

Nghiên cứu định tính là phương pháp có vẻ dễ dàng để sử dụng nhưng không dễ dàng thuyết phục vì yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tư duy và ký luận của người nghiên cứu, khác với nghiên cứu định lượng là phụ thuộc vào kết quả sau khi chạy mô hình.

Bên cạnh khái niệm định tính ta cũng thường bắt gặp khái niệm định lượng. Định lượng được hiểu là phương pháp được hiểu là việc điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính. Nội dung của phân tích đinh lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.

Dữ liệu định tính là gì?

Dữ liệu định tính là một tập thông tin không thể đo lường bởi con số. Nó thường chứa từ ngữ, bài mô tả đối tượng. Kết quả của quá trình phân tích dữ liệu định tính có thể có dạng các từ khóa được đánh dấu, thông tin được phân tách và các định nghĩa được phác họa. Lấy ví dụ, một nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đôi với sản phẩm điện thoại di động của công ty mới sản xuất. Thông tin kết quả thu được từ họ có thể ở dạng mô tả và nhà nghiên cứu cần thực hiện quá trình phân tích để tìm ra liệu họ có hài lòng, không hài lòng hay cần cải thiện một mặt nào đó.

Dữ liệu định tính thường có các ưu điểm như sau:

+ Dữ liệu định tính giúp hiểu rõ hơn về góc nhìn và nhu cầu của người khác.

+ Dữ liệu định tính cùng với dữ liệu định lượng có thể giải thích kết quả của cuộc khảo sát và có thể đo lường được độ chính xác của thông tin định lượng.

+ Dữ liệu định tính có thể cung cấp thông tin chi tiết qua đó chứng tỏ sự hữu dụng của nó trong việc định danh mẫu hành vi của khách hàng.

Ngoài ra dữ liệu định tính cũng có những hạn chế như khó thu thập thông tin, mất nhiều thời gian của người nghiên cứu vì cần hiểu được lượng lớn thông tin, có khả năng sai số bởi việc phân tích dễ mang tính chủ quan của người đánh giá.

Sự khác nhau giữa định lượng và định tính

Như đã trình bày ở phần trên định lượng và định tính là hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học, chúng có những điểm khác nhau như sau:

– Khái niệm:

+ Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

+ Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường để đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

– Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu định tính

 Phỏng vấn sâu: phỏng vấn không cấu trúc; phỏng vấn bán cấu trúc; phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.

Thảo luận nhóm: thảo luận tập trung; thảo luận không chính thức.

Quan sát tham dự:

+ Nghiên cứu định lượng thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học, trong đó có thể bao gồm: Thế hệ của các mô hình, lý thuyết và các giả thuyết; Sự phát triển của các công cụ và phương pháp đo lường; Kiểm nghiệm và thao tác của các biến; Thu thập số liệu thực nghiệm; Mô hình hóa và phân tích các dữ liệu

– Cách thức lập bảng hỏi:

+ Nghiên cứu định tính: không theo thứ tự; câu hỏi mở; câu hỏi dài; câu hỏi gây tranh luận.

+ Nghiên cứu định lượng:  theo thứ tự; câu hỏi đóng – mở; câu hỏi được soạn sẵn; câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích; câu hỏi không gây tranh luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Định tính là gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Via luathoangphi.vn