Đây là trạng thái vẫn luôn xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng phải đến những năm 1970 các nhà kinh tế học mới bắt đầu suy nghĩ đến chuyện “thông tin bất cân xứng” (information asymmetry).
CƠ HỘI tốt thường không rõ ràng
THÔNG TIN càng rõ ràng thì sản phẩm đã bán hết.
Khi mua sắm, chúng ta không thể biết được ngay sản phẩm đó có chất lượng như thế nào. Ví dụ, một chiếc tivi nhìn sẽ rất đẹp đẽ và có vẻ bền khi trưng bày ngoài cửa hàng nhưng điều đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Chính sách bảo hành là một cách để làm tăng niềm tin của người tiêu dùng. Mua hàng của những thương hiệu lớn giúp chúng ta an tâm hơn, nhưng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lại là chuyện khác. Một tiệm cà phê có đồ uống tuyệt hảo, nhưng cửa hàng Starbucks bên cạnh sẽ không mạo hiểm để bạn tìm thấy tiệm cà phê ấy.
Thông tin bất cân xứng (Asymmetric information)
Khái niệm
Thông tin bất cân xứng trong tiếng Anh là Asymmetric information.
Thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) xảy ra khi một trong các bên giao dịch không biết tất cả và chính xác những thông tin cần biết về bên kia để đưa ra quyết định đúng đắn trong giao dịch. Khi đó, giá cả trên thị trường sẽ có thể quá thấp hoặc quá cao so với giá cân bằng của thị trường.
Đối với các quốc gia, tính minh bạch của thông tin trên thị trường, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém thì thông tin bất cân xứng càng phổ biến và càng trở nên trầm trọng hơn.
Bất cân xứng về thông tin có ba đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch; thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên; thứ ba, trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn.
Tác động của thông tin bất cân xứng
Sự xuất hiện của thông tin bất cân xứng là yếu tố quan trọng kìm hãm giao dịch. Thông tin bất cân xứng dẫn tới hai rủi ro chính trên thị trường tài chính: chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức (tạo ra sau khi cuộc giao dịch được diễn ra).
Chọn lựa đối nghịch là hậu quả của vấn đề thông tin bất cân xứng, được tạo ra khi diễn ra cuộc giao dịch. Bất cân xứng thông tin càng lớn nguy cơ lựa chọn đối nghịch càng cao. Trên thị trường tín dụng, chọn lựa đối nghịch xảy ra khi người đi vay có rủi ro cao không trả được nợ nhưng lại tích cực đi vay nhất và có nhiều khả năng được người cho vay lựa chọn nhất.
Ví dụ, trên thị trường chứng khoán, trong điều kiện bất cân xứng thông tin, những người tham gia có thể đẩy thị trường đến một trạng thái lựa chọn đối nghịch, đó là việc mua chứng khoán của những công ty hoạt động kém và đẩy khỏi thị trường những chứng khoán có chất lượng cao. Thị trường chứng khoán sẽ mất dần tính thanh khoản và ngày càng bị thu hẹp, hàng hóa chỉ còn những loại chứng khoán chất lượng kém.
Thông tin bất cân xứng (tiếng Anh: Asymmetric information) dẫn tới hai rủi ro chính trên thị trường tài chính: chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức (tạo ra sau khi cuộc giao dịch được diễn ra).
Trên thực tế, chỉ những thị trường tài chính mạnh, có hệ thống thông tin và giám sát thông tin tốt mới có khả năng hạn chế các chọn lựa đối nghịch, từ đó tạo điều kiện cho thị trường phát triển.
Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin bất cân xứng. Nó có những đặc điểm chính sau đây: Có sự xuất hiện những hoạt động không tích cực (thiếu đạo đức); Các hoạt động trên làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu.
Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức xuất hiện trong rất nhiều thị trường và dễ được nhận thấy như thị trường bảo hiểm (y tế, tài sản, tai nạn), thị trường cho vay tín dụng, thị trường chứng khoán.
Ví dụ, trên thị trường tín dụng, sau khi vay tiền, người đi vay lại nảy sinh ý định sử dụng vốn sang mục đích khác với thỏa thuận ban đầu làm cho món vay ít có khả năng hoàn trả hơn.
Hay, trên thị trường chứng khoán, dễ nhận thấy tình trạng của rủi ro đạo đức là tình trạng thao túng các mặt hoạt động của công ty cổ phần và giá cổ phiếu.
Các cổ đông lớn hoặc những người nằm trong ban điều hành công ty do có được thông tin về công ty hoặc tạo ra những sự kiện rồi liên kết mua bán để đẩy giá cổ phiếu tăng cao, kéo những nhà đầu tư nhỏ, ít kinh nghiệm vào cuộc, khi những cổ đông lớn đã rút ra khỏi thị trường thì những cổ đông nhỏ nắm giữ những cổ phiếu giá cao.
Giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng
- Tự sản xuất và bán thông tin;
- Tăng cường sự điều hành của chính phủ để tăng thông tin;
- Tăng cường vai trò của các trung gian tài chính để tăng chất lượng thông tin;
- Thực hiện cơ chế tự sàng lọc thông tin.
- Ứng dụng công nghệ, thí dụ blockchain.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường tài chính và các định chế tài chính, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)