Kỹ năng của một kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản

Một kĩ sư phần mềm cần trang bị cho mình những kỹ năng và phẩm chất sau:

  • Kỹ thuật tốt
  • Kỹ năng quản lý công việc
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng phân tích, tìm hiểu yêu cầu
  • Ý thức, trách nhiệm, kỷ luật
  • Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi
  • Ý thức làm hài lòng khách hàng

     
  1. Quy tắc Ho-Ren-So trong Kỹ năng làm việc nhóm

Như trong các bài viết Giới thiệu về Thị trường Nhật Bản, Cẩm nang giao tiếp với khách hàng Nhật v.v., 2NF có đề cập 1 đặc trưng của người Nhật là tinh thần tập thể, cọi trọng sức mạnh tập thể. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm hết sức quan trọng khi làm việc với khách hàng Nhật. “Làm việc nhóm” ở đây không chỉ là làm việc với đội dự án của mình, mà còn là làm việc với khách hàng cũng như các bên liên quan khác.

Ho-Ren-So là một quy tắc hay có thể gọi là kỹ năng của người Nhật giúp cho việc trao đổi thông tin, giao tiếp trong nhóm được thông suốt.

  • 報告(HOkoku) = Báo cáo
    – Là việc báo cáo lại tiến độ, kế hoạch và kết quả công việc. Trình tự báo cáo là cấp dưới báo cáo lên cấp trên, kohai báo cáo cho sempai.
    Ví dụ: Báo cáo lại tiến độ hoàn thành tài liệu do cấp trên yêu cầu.
  • 連絡(RENraku) = Liên lạc
    – Là việc liên lạc, thông báo cho những người liên quan khi có các vấn đề.
    Ví dụ: khi đi muộn phải liên lạc thông báo cho cấp trên, thông báo cho những người cùng team, những người có liên quan.
  • 相談(SOdan) = Bàn bạc
    – Khi có một vấn đề xảy ra không nên tự ý giải quyết, mà cần bàn bạc với cấp trên hoặc các trưởng nhóm để đưa ra giải pháp tối ưu.
    Chi tiết về kỹ năng này chúng tôi sẽ đề cập ở một bài viết khác.
    Không thể phủ nhận rằng người Việt Nam chúng ta chưa coi trọng việc Báo cáo, Liên lạc, Bàn bạc nên khi làm việc với người Nhật, chúng ta hay bị khách hàng Nhật phàn nàn về các vấn đề liên quan chẳng hạn như tự tiện thực hiện công việc mà không báo trước, thông báo thay đổi muộn khiến bên Nhật không xử lý kịp, không nắm được tiến độ công việc của đội dự án .v.v.
    Vì vậy, khi làm việc với Nhật, chúng ta cần tuân thủ quy tắc này.

2. Kỹ năng phân tích, tìm hiểu yêu cầuPhân tích yêu cầu là việc xác định các yêu cầu của dự án, hệ thống phát triển dựa trên cơ sở là các yêu cầu (có thể mâu thuẫn) mà khách hàng đưa ra. Việc phân tích yêu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của một dự án. Bạn cần biết chẻ các yêu cầu nhận được thành từng “mảnh” nhỏ, để hiểu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, cần biết cách đặt câu hỏi để điều tra rõ về nội dung yêu cầu đó. Từ đó hiểu và tổng hợp được chính xác yêu cầu của khách hàng.

3. Ý thức, trách nhiệm và kỷ luật

Ý thức, trách nhiệm, kỷ luật với chính bản thân mình, với những việc, sản phẩm mình làm ra.
Ý thức, trách nhiệm, kỷ luật trong nhóm, dự án, công ty, cộng đồng.

4. Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi

Làm sao để sự nghiệp, trình độ, giá trị bản thân ngày càng phát triển.
Chịu khó, ham thích học hỏi cái mới.

5. Ý thức làm hài lòng khách hàng

Vì là người cung cấp dịch vụ, giống như người bán hàng, chúng ta nên làm việc với tinh thần coi khách hàng là thượng đế, làm việc trong tâm thế mong muốn mang lại thỏa mãn cho khách hàng. Để làm được như vậy, bạn cần:
– Hiểu khách hàng muốn gì
– Làm việc trung thực, nhiệt tình, trách nhiệm
– Đảm bảo chất lượng sản phẩm
– Đảm bảo đúng deadline
– Giữ đúng cam kết