Salesman (nhân viên bán hàng) thường được biết đến như những người có tài ăn nói, lanh lợi và nhất là khả năng nắm bắt tâm lý. Nhưng đây chưa phải là những yếu tố tiên quyết. Nếu muốn trờ thành một salesman giỏi, quan trọng nhất là phải biết lì. Không có một mẫu số chung cho tất cả những saler thành công, cũng không có một kỹ thuật nào có thể dạy bạn trở thành sales giỏi cả.
Salesman càng lì càng giỏi có đúng không?
Nếu bạn là một salesman, bạn không làm tốt, bạn không đạt chỉ tiêu và bạn không có tiền hoa hồng, thậm chí cả lương, rất đơn giản. Tất nhiên, đôi chỗ cũng có thể đưa ra cho bạn một mức lương tượng trưng, tuy nhiên, phần lớn mức thu nhập của các saler phụ thuộc vào khả năng làm việc thực tế của họ. Và nó cũng là chiếc cân xác đáng nhất để cân xem bạn thực sự có năng lực để làm nghề này không. Vậy nên “lì” là một tố chất quan trọng. Lì ở đây không phải lì lợm, không phải lúc nào cũng bám dính lấy khách hàng. Lì ở đây là lì với bản thân mình.
“Lì” để đối phó với khách hàng khó tính
Khó có nghề nghiệp nào lại có tần xuất gặp gỡ các khách hàng cao như nhân viên bán hàng. May mắn thì bạn gặp những người rất dễ chịu, không may thì gặp phải khách hàng “ẩm ương” khó chiều môt chút. Thực tế cho thấy đa số chúng ta sẽ rới vào trường hợp thứ 2.
Làm salesman cũng giống như làm dâu trăm họ, luôn luôn chiều ý khách hàng, cho dù là người khó tính nhất. Vậy nên nếu bạn không có chút “lì” lợm thì rất khó có thể đáp ứng yêu những yêu cầu ẩm ương. “Lì” tức là không ngại khổ ngại khó, quyết tâm chiều khách cho bằng được mới thôi.
“Lì” để không vội nản chí
Không có nghề nào lại cần kiên trì, nhẫn nại như salesman. Nhưng là nhẫn nại với chính bản thân mình. Bạn phải chấp nhận rằng có thể mình sẽ không thành công ở những cuộc gặp đầu tiên, khách hàng đầu tiên. Thậm chí đến thứ hai, ba , bốn…v.. vẫn thất bại là chuyện bình thường.
Giao dịch thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải lúc nào cũng là năng lực. Bạn cần bản lĩnh để vượt qua những lời từ chối của khách hàng.Nếu bạn là người nhanh nản chí, mất niềm tin vào bản thân thì khó mà theo đuổi công việc này lâu dài.
“Lì” để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng
Trong marketing, lực lượng bán hàng được xem là một công cụ truyền thông cá thể hiệu quả. Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến khách hàng về lợi ích và tính ưu việt của sản phẩm mà còn thu nhận lại phản hồi của khách hàng về sản phẩm đó cho công ty. Điều này làm cho nhân viên bán hàng trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu nhất trong tất cả các công cụ truyền thông.
Tuy nhiên, khách hàng không thể nhớ tới sản phẩm của bạn chỉ bằng một lời giới thiệu duy nhất. Giống như cách quảng cáo truyền hình được phát đi phát lại nhiều lần; nhân viên bán hàng cần một chút nhẫn nại để giới thiệu sản phẩm với khách hàng.
“Lì” để nổi bật trong thị trường
Thị trường rộng mở và khách hàng có vô vàn lựa chọn. Cho một nhu cầu chúng ta có vô vàn sản phẩm; hàng chục mức giá, trăm ngàn nhãn hàng cùng tranh đấu. Nếu salesman không ‘lì lợm” kiên nhẫn thì làm sao có thể nổi bật.
Trở thành một salesman giỏi; nổi bật không đơn giản là thường xuyên liên lạc; tiếp cận theo đuổi khách hàng. Bạn cần phát triển mối quan hệ lâu dài; bền vững với họ. Quan trọng hơn sản phẩm bạn đang bán chính là thương hiệu cá nhân; sự tin tưởng thân thiết của khách hàng. Hãy chủ động tạo dựng mối quan hệ để người khác luôn nhớ tới bạn.
Một số lưu ý để trở thành salesman giỏi
- Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên sales giỏi. Khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng; bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Vì thế kỹ năng mềm (kỹ năng lắng nghe; nắm bắt tâm lý khách hàng; khả năng nói trước công chúng…) là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
- Linh hoạt để nắm bắt nhu cầu của khách nhằm đáng ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để hiểu tâm lý; khéo léo hướng khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Công đoạn từ tìm kiếm khách hàng đến việc khách hàng lựa chọn sản phẩm trải qua rất nhiều giai đoạn và khâu chuẩn bị.
- Có vốn hiểu biết sâu rộng: Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy; vì họ cần có khả năng tư vấn cho khách; họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Vì vậy, không những phải trau dồi hiểu biết về sản phẩm; dịch vụ của công ty; họ còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế; văn hóa; xã hội và cả nghệ thuật nữa.
Mặt khác, công việc bán hàng cũng là một nghệ thuật nên mỗi seller cũng phải có tư chất riêng thì mới đem lại kết quả mong muốn. Ví dụ, vẻ bề ngoài của seller cũng là một trong những nhân tố giúp họ có được hợp đồng; thế nên, các seller thường “tút” lại ngoại hình sao cho “pro” một chút; đủ để họ tự tin, năng động trước những khách khó tính.
Cuối cùng, phẩm chất thực sự của salesman là gì?
Trước khi kết thúc, chúng tôi xin liệt kê 26 phẩm chất một Salesman cần phải đạt được.
- Identify and stick to your buyer personas (Nhận dạng và kiên trì theo đuổi các thói quen mua hàng trên thị trường)
- Use a measurable, repeatable sales process.
- Know your product.
- Review your pipeline objectively.
- Find shortcuts and hacks.
- Practice active listening.
- Work hard.
- Follow up.
- Personalize your message.
- Shadow your peers. (sẵn sàng học hỏi từ đồng nghiệp)
- Practice your people skills.
- Be a team player.
- Know when to walk away.
- Be honest.
- Always solve for the customer.
- Roll with rejection.
- Always ask for referrals.
- Stay Balanced.
- Take breaks.
- Get eight or more hours of sleep.
- Believe in what you’re selling.
- Identify your strongest motivator.
- View your customer’s success as your own.
- Build personal relationships.
- Prepare ahead of time.
- Look for potential customers wherever you go.
Nguồn: topcv