Tìm hiểu định nghĩa và mối quan hệ giữa các mối quan hệ tư duy logic: nội hàm và ngoại diên

Nội hàm (Comprehension) là tập hợp tất cả các thuộc tính chung của các đối tượng được phản ánh trong một khái niệm.

Ví dụ: Nội hàm của khái niệm "người" là tập hợp nhiều thuộc tính như: sinh vật duy nhất có dáng đi thẳng trên hai chân sau, có bộ óc phát triển vượt bậc so với động vật, biết suy nghĩ, có khả năng sáng tạo....

Nội hàm của khái niệm "nước" là các thuộc tính của nước như: được cấu tạo từ 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxi, trong suốt, không màu, không mùi, không vị...

Để dễ hiểu hơn về nội hàm hãy cùng phần tích khái niệm “Cá”. Cá là động vật sống dưới nước và có xương sống. Nó bơi bằng cách sử dụng vây và thở bằng mang.

Từ khái niệm trên, ta nhận định cá là từ dùng để tổng hợp bản chất của loài cá. Ý nghĩa của khái niệm này được nội hàm quy định. Nội hàm ở đây chỉ bản chất và trả lời cho câu hỏi: Khái niệm đang phản ánh đối tượng nào.

Định nghĩa ngoại diên là gì?

Nội hàm và ngoại diên đều nằm trong khái niệm. Trong đó, ngoại diên được dùng để chỉ toàn bộ đối tượng có bản chất giống như khái niệm phản ánh.

Mỗi đối tượng đều có khả năng tạo ra ngoại diện. Trong khi đó, ngoại diên chính là tập hợp các phần tử bao gồm các đối tượng đó.

Nội hàm và ngoại diên có điểm gì đặc biệt? Nếu như nội hàm chỉ mặt chất thì nội diên lại chỉ về mặt lượng của khái niệm. Nó có nhiệm vụ trả lời câu hỏi: Khái niệm phản ánh bao nhiêu đối tượng?

Ngoại diện là một tập hợp vô hạn với nhiều đối tượng. Nhưng có lúc nó lại là tập hợp mang tính hữu hạn, có thể liệt kê các đối tượng. Tùy vào trường hợp và cách sử dụng, khái niệm khác nhau mà số lượng phần tử của ngoại diên sẽ thay đổi.

Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên

Mối quan hệ của nội hàm và ngoại diên trong khái niệm luôn thống nhất. Chúng có sự gắn kết mật thiết, tương quan lẫn nhau. Cụ thể là đối với mỗi nội hàm sẽ có một ngoại diên nhất định.

Tuy nhiên, mối quan hệ tương quan giữa nội hàm và ngoại diên lại có tính chất tỉ lệ nghịch. Điều này đồng nghĩa với việc ngoại diên càng bao gồm nhiều phần tử thì nội hàm lại nghèo nàn và ngược lại.

Phân tích quan hệ của nội hàm và ngoại diên

Như đã giới thiệu qua ở phần mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên, hai khái niệm này có quan hệ tỉ lệ nghịch. Nội hàm càng lớn thì ngoại diên của nó lại càng hẹp, nghèo nàn. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng phân tích ví dụ bên dưới về nội hàm và ngoại diên của sinh vật.

Ví dụ: Ta so sánh giữa hai khái niệm là “con người” và khái niệm “động vật”. Trong đó, khái niệm “con người” có nội hàm rộng lớn, tuy nhiên ngoại diên của nó lại khá hẹp. Còn khái niệm “động vật” tuy có nội hàm nhỏ nhưng lại có ngoại diên đa dạng, với nhiều loài khác nhau. Đây chính là mối quan về giữa nội hàm và ngoại diên của sinh vật mà chúng ta cần phân tích.

Ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu nội hàm và ngoại diên

Ý nghĩa của nội hàm và ngoại diên trong khái niệm

Trong khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên. Để hiểu được ý nghĩa của khái niệm cần phải hiểu được nội hàm và ngoại diên của nó. Điều này giúp chúng ta có thể hiểu đúng và vận dụng chính xác khái niệm trong các loại văn bản khác nhau để phù hợp với ngữ cảnh, văn phong. Nếu không hiểu rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm, người đọc, người viết sẽ phạm sai lầm về logic.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu nội hàm và ngoại diên

Tại sao cần nghiên cứu và phân tích chi tiết nội hàm và ngoại diên? Trong thực tế, khi phân tích chi tiết và đầy đủ nội hàm trong khái niệm sẽ giúp hiểu rõ và chính xác về ý nghĩa của khái niệm hơn.

Điều này giúp người đọc, người viết phát hiện được số lượng ngoại diên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời xác định được số lượng ngoại diên chính xác hơn so với việc không phân tích hoặc chỉ phân tích sơ bộ.


Phân tích nội hàm ngoại diên để sử dụng khái niệm hợp lý

Tóm lại, mối quan hệ tương quan giữa nội hàm và ngoại diên là mối quan hệ tỉ lệ nghịch. nếu như ngoại diên là khái niệm rộng lớn, bao hàm nhiều ngoại diên của các khái niệm khác thì nội hàm lại là khái niệm thứ nhất, dùng để để chỉ bộ phận của một hàm thứ hai có nghĩa rộng hơn.

Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên luôn được phân tích và đánh giá tương quan lẫn nhau. Dù là tỉ lệ nghịch nhưng chúng không thể tách rời. Chính vì vậy, để hiểu rõ và sử dụng chính xác khái niệm, người đọc, người viết cần hiểu và đánh giá chính xác về nội hàm và ngoại diên.