10 mưu kế chiến thắng "thương trường như chiến trường"

Trên chiến trường không có tình cha con, trên thương trường không màng tình huynh đệ. Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, "ngươi lừa ta gạt" là những câu chuyện rất đời thường và không có gì phải bất ngờ. Đối với một người làm ăn, tâm hại người không nên có nhưng tâm phòng người bắt buộc phải có. Trên thương trường, doanh nhân nên biết nắm vững một vài "tâm kế" mới có thể bảo vệ chính mình thật tốt, hơn nữa có thể kiếm thật nhiều tiền. Dưới đây là 9 tuyệt chiêu mà người làm kinh doanh nên nắm vững.

1. Hạn chế mua bán với bạn bè

Jack Ma từng nói: "Đừng bao giờ bán hàng cho người thân, họ hàng". Trên thương trường không có bạn bè. Bạn có biết không, đa số những người kinh doanh thất bại vì bị chơi xấu, bị tiểu nhân hãm hại đều mắc một lỗi rất lớn, đó là quá tin cậy người bên cạnh mình. Đa số những người có thể thành công giở trò gian lận, hãm hại họ đều là bạn bè hoặc người quen của họ.

Vì vậy, điều đầu tiên khi làm kinh doanh: Cố gắng hạn chế hợp tác với bạn bè, người quen. Nếu không thể tránh được, vậy dù có là anh em thân thuộc hay bạn bè lâu năm đi nữa thì mọi thứ về tài khoản, sổ sách phải được tính rõ ràng. Việc công ra việc công, việc tư ra việc tư, không được xáo trộn. Có như thế mới tránh được thảm cảnh bị chính người quen ra tay hãm hại.

Bạn nên nhớ, đây không phải là ý nghĩ cực đoan, dù bạn có tin vào nhân phẩm của họ, cũng nên chừa đường lui sau này. Dù có hợp tác với nhau thì mọi thứ cũng phải rõ ràng, đỡ sau này có chuyện tranh chấp hay xung đột lại khó giải quyết. Đời là vô thường, sẽ chẳng ai biết chuyện tương lai thế nào đâu.

2. Kín miệng, việc gì không nên nói thì đừng để lộ, đặc biệt là bí mật thương nghiệp

Đã là bí mật thương nghiệp thì chắc chắn sau khi bạn đầu tư một lượng lớn về tài lực, vật lực và nhân lực mới có thể nắm bắt được. Nó cũng liên quan rất lớn đến việc công ty có thể thành công và kiếm được số tiền lớn hay không. Do đó, đã là người làm ăn thì nên biết nắm bắt những "tâm kế" cơ bản, cũng như giữ bí mật về các vấn đề của công ty, đặc biệt là những việc cơ mật, không nên dễ dàng nói với bất kỳ ai.

3. Luôn cẩn thận mọi việc để tránh bị lừa gạt

Con cáo có ranh mãnh đến đâu rồi cũng sẽ có ngày lòi đuôi, kẻ lừa gạt cũng vậy, dù có tinh vi đến đâu thì cũng có ngày bị phát hiện. Cây kim trong bọc có ngày cũng lộ ra.

Thế nên, chỉ cần bạn luôn cẩn thận mọi việc, thì sẽ có thể tránh được những thủ đoạn lừa đảo không đáng mắc phải.

4. Đừng ham lợi nhỏ trước mắt để phải ăn "quả đắng" sau này

Đừng để lòng tham điều khiển con người bạn. Lý do tại sao những kẻ lừa đảo thương nghiệp hay các đối thủ cạnh tranh thường thành công? Đó là vì họ biết đánh vào yếu tố tâm lý của những nhà kinh doanh tham lam, chỉ biết ham lợi nhỏ trước mắt. Những người chiếm được số tiền lời nhỏ kia vì lòng tham, ham lợi nhuận lớn nên sẽ chủ động tới gần những kẻ lừa đảo kia, và kết quả thu được chỉ là một khoản thiệt thòi lớn.

5. Muốn ăn "cái bánh lớn" thì: Một là bỏ công sức ra làm. Hai là kiếm thật nhiều tiền để mua nó

Trên đời này không có thứ gì là miễn phí. Khi kinh doanh, cho dù ở khâu sản xuất, quản lý hay tiếp thị, thứ được chú trọng nhất vẫn luôn là kết quả, là lợi nhuận. Đừng bao giờ nghĩ đến việc phát tài mà không cần bỏ sức lao động. Nếu không, không thể tránh khỏi thất bại.

6. Người kinh doanh phải có trí tuệ, phân biệt rõ đúng sai

Đã là người làm ăn, chỉ cần để tâm một chút sẽ rất dễ nhận ra. Những người qua lại, hợp tác với bạn trên thương trường lúc nào cũng đều đeo "mặt nạ". Những lời mà họ nói, những việc mà họ làm đôi lúc là thật, đôi lúc lại là giả. Vì vậy, bạn phải luôn tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn, không được nhẹ dạ mà phải biết phân biệt rõ cái nào đúng, cái nào sai.

Một trong những thủ đoạn chính trị, xuất phát từ câu nói có lẽ từ tổng thống Truman: Nếu bạn không thể thuyết phục họ, hãy làm gì đó khiến họ lẫn lộn không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

Harry S. Truman quote: If you can't convince them, confuse them.

7. Phải có năng lực ứng biến mạnh mẽ

Trong kinh doanh, mọi việc đều không thể đoán trước được bởi vì chúng sẽ luôn biến hóa không ngừng, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng có thể khiến một người đang giàu có đột nhiên phá sản, không thu được lợi nhuận. Do đó, để giảm nguy cơ bất ngờ và kiếm được nhiều tiền, bạn cần có tinh thần thép, luôn bình tĩnh trước mọi việc và quan trọng là có năng lực ứng biến mạnh mẽ.

8. Đầu óc linh hoạt, biết dùng "tâm kế", chủ động tiếp cận khách hàng lớn

Trên thực tế, hợp tác với các khách hàng lớn luôn là mong muốn của tất cả các doanh nhân nhỏ hoặc mới phát triển. Tuy nhiên, bởi vì họ là khách hàng lớn, nên dĩ nhiên họ sẽ không cần chủ động tìm tới cửa của bất cứ ai. Chính vì vậy, muốn nắm bắt được đơn hàng lớn, bạn nên bỏ công sức, tâm tư tìm hiểu, chủ động tiếp cận họ, thuyết phục họ hỗ trợ hay hợp tác với bạn.

9. Đôi lúc không nên quá "thông minh", phải biết "bỏ con tép để bắt con tôm"

Người làm kinh doanh, tất nhiên phải luôn giữ đầu óc tỉnh táo. Nhưng không phải việc gì cũng nên tỏ vẻ thông minh, đôi lúc biểu hiện ngược lại mới là hành động sáng suốt. Vậy khi nào không nên quá "thông minh"? Đó là khi đối mặt với những món lợi nhỏ, chúng ta cần nên nghĩ đến những lợi ích lâu dài. Nếu trong tình thế bắt buộc, thà "hồ đồ" một lần ăn thiệt thòi trước mắt, còn hơn phải nhận kết quả xấu về sau.

Xem thêm: Thông minh quá là dạng có hại, “ո‌gu dốt” vừa đủ lại hóa khôn ngoan.

10. Thương trường cũng như chiến trường, vượt lằn ranh đỏ là bạn sẽ trả giá đắt

Nếu bạn cũng có lúc "thủ đoạn" như đối thủ, thì đối thủ cũng sẽ sớm nhận ra âm mưu của bạn. Đối thủ cũng là con người như bạn, cũng lăn lộn trên thương trường như bạn. Họ cũng phòng thủ giống như bạn phòng thủ với các đối thủ.

Bạn có thể thắng một vài đối thủ nhỏ, hoặc những đối thủ không bận tâm miếng bánh đó nên chủ động rút lui. Tuy nhiên kế sách của bạn không tồn tại được lâu. Giống như đánh bạc, thằng một lần thì lần sau sẽ đánh tiếp, với kèo lớn hơn. 

Chiến trường có lằn ranh đỏ, có khu vực phi quân sự DMZ. Chỉ cần bạn bước chân qua đó, bạn sẽ trả giá đắt. Hậu quả sẽ vô cùng lớn. Thí dụ nhà thầu A nghĩ rằng chỉ cần thắng dự án là kiểm soát được toàn bộ sản xuất và vận hành sau này, đến khi cần giải phóng mặt bằng vướng mắc chỗ này chỗ kia - những điều khoản đã không được tính trước trong hợp đồng ban đầu.

St