Bạn có biết quy tắc thất bại nhanh: Fail early, fail often, fail cheap, but always fail forward

Thất bại là cách nhanh nhất để thành công

Failing Forward Summary

Tôi chắc chắn rằng hầu hết các bạn đều lắc đầu khi nghe thấy câu nói ấy lần đầu tiên. Nhưng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình đấy.

 




Fail fast, fail cheap


(Note: Đối với những người mới bắt tay vào kinh doanh thì câu nói “fail fast, fail cheap” được coi là kim chỉ nam để hành động. Về cơ bản, bạn có thể hiểu nó như sau: “Sai lầm là điều đương nhiên trong cuộc sống, nguyên tắc này là nguyên tắc để giúp chúng ta vượt qua sự cầu toàn, dám mạo hiểm, dám xông pha. Khi đã vào cuộc, tất nhiên là chúng ta sẽ có lúc sai lầm. Tốt hơn hết là sai thường xuyên, sai nhanh chóng để chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, về sau tránh các cái sai đó. Và quan trọng nhất, hãy cố gắng fail fast khi mà hậu quả của cái sai đó là khá nhỏ - fail cheap).

“Sự phát triển của một sản phẩm mới, dịch vụ hoặc công việc kinh doanh thành công thường là kết quả được rút ra từ rất nhiều thất bại. Mấu chốt ở đây là “fail fast, fail cheap”.

Mọi người thường cố gắng lập được một kế hoạch hoặc hoàn thành sản phẩm 95% trước khi bắt tay vào hành động. Thật là một suy nghĩ hay ho nhưng lại thường không có hiệu quả. Tại sao ư? Bởi vì bạn càng sớm tung ra sản phẩm bạn càng nhanh chóng nhận ra rằng đó là một sai lầm lớn. Ngay sau đó, đã là quá muộn để thay đổi bao bì, marketing và ngay cả chính bản thân sản phẩm đó.

Lựa chọn tốt nhất ở đây là biến ý tưởng của bạn thành 50% sự thật thôi, rồi hãy để cho khách hàng nói cho bạn biết đâu là sai lầm của bạn. Lắng nghe, học hỏi và biến 50% ấy trở nên đúng đắn hoàn toàn, và sau đó lặp lại quá trình này với 50% ý kiến còn lại của bạn. Tiếp tục cho đến khi bạn có thể khiến khách hàng phải thốt lên: “WOW!”. Thay vì lựa chọn tranh luận nội bộ, bạn có thể hiện thực hóa những gì bạn nghĩ, mang nó đến với khách hàng, để họ đánh giá, và tự rút ra kinh nghiệm khi nó không thành công.

Bạn có thể sản xuất các mẫu sản phẩm theo hai phương hướng. Một là các mẫu “thực sự”, nó sẽ giống hệt như những gì bạn đã tuyên bố qua e-mail hoặc các tài liệu khác cho bạn bè và các khách hàng tiềm năng. Hai là các mẫu “thử”. Các mẫu này không cần phải quá đẹp đẽ và hoàn hảo. Nó chỉ có nhiệm vụ là công khai hóa những lợi ích mà bạn đã hứa với mọi người trước đó.

Sức mạnh của các mẫu “thử” có thể sẽ rất lớn. Tôi đã quan sát được trong thời gian gần đây tại một phòng họp của một công ty thuộc ngành công nghiệp. Một kỹ sư trẻ đã chứng minh với mẫu “thử” của mình, rằng anh ta có thể cắt giảm tiếng ồn của các thiết bị trong công ty đến 70%. Mẫu “thử” này dù chỉ được làm qua loa từ băng keo và các vật liệu dễ dàng tìm thấy khác, nhưng nó cũng đủ để kiếm được một nguồn tài trợ cho sự phát triển của nó. Nhớ ý tưởng này, các công ty có thể tăng thêm 20% doanh thu.

Tôi không khuyến khích bạn thất bại. Thay vào đó, tôi muốn nói rằng bạn sẽ không biết được câu trả lời sẽ như thế nào nếu như bạn không bắt đầu. Thật ngu ngốc khi tỏ vẻ bạn biết mà thực ra bạn chẳng biết chút gì.

Chúng ta vẫn thường rao giảng cho người khác, cho các thế hệ mai sau là cần phải vươn lên phía trước, cố gắng và cố gắng thêm mỗi khi thất bại. Nhưng chúng ta hiếm khi làm được như thế, hiếm khi chúng ta coi thất bại cũng là một tuyên bố giá trị của bản thân. Chúng ta cứ phàn nàn mãi về việc sẽ mất bao lâu để biến ý thưởng thành sự thật, và thay vì hành động chúng ta lại bắt đầu ghi chép, sửa chữa những ý tưởng mới bất cứ khi nào nó xuất hiện để rồi lại phải đặt cùng một câu hỏi là bao lâu nó mới thành sự thật đây.

Chúng ta có thể đã từng thất bại một cách nhanh chóng trong việc kinh doanh nhà hàng, triển lãm y tế, các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại hay các hội nghị. Tôi không chỉ đơn thuần quảng bá “Fail fast, fail cheap” đến với khách hàng, tôi thực sự đã áp dụng nó. Khi nghĩ đến việc đạo tạo thế hệ trẻ trong kinh doanh, tôi tiến hành thuê cả hai gian hàng trong một hội chợ công nghiệp lớn. Mỗi gian hàng có tên thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều khác nhau. Và câu trả lời “đúng” nhất mà tôi đúc kết được là phải biết kết hợp ý tưởng từ cả hai.

“Fail fast, fail cheap” có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học một cách đơn giản. Nếu mất tới 6 tháng và 100.000 đô la để biến sản phẩm từ bàn thiết kế đến tay người tiêu dùng, thì bạn sẽ có 2 vòng quanh sản phẩm trong một năm. Nhưng nếu bạn có thể hoàn thành trong vòng 1 tuần với chi phí là 1000 đô, bạn sẽ có tới 52 vòng quay sản phẩm trong một năm với chi phí giảm đi một nửa. Thật là một cách nắm bắt được thị trường nhanh nhạy hơn và tiết kiệm được tiền.

Rào cản duy nhất của “fail fast, fail cheap” chính là “cái tôi” của bạn. Bạn cần phải sẵn sàng chấp nhận thất bại và thất bại một lần nữa nếu bạn muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Hãy nhớ rằng, ngay cả khi bạn phạm phải sai lầm thì ít nhất bạn cũng đang cố gắng tiến về phía trước.”

Bạn thật sự phải đưa bản thân mình ra khỏi vùng an toàn và sẵn sàng với những sự thay đổi cần thiết. Nói KHÔNG với thất bại cũng chẳng khác gì bạn đang nói KHÔNG với thành công. Hãy ghi nhớ điều đó.

Theo Jon Kruse (http://www.howtostartaclothingcompany.com)