Kinh nghiệm khởi nghiệp dành cho lập trình viên

1-Anh có thể giới thiệu đôi điều về Vihat được không?

Vihat được thành lập vào năm 2013 với 2 lĩnh vực chính là product và outsourcing. Trong thời gian đầu lúc công ty mới phát triển, VIHAT làm outsource cho một đối tác ở Mĩ và vẫn còn tiếp tục đến giờ cũng chỉ 1 dự án Outsourcing, công ty chú trọng vào việc phát triển các ý tưởng thành sản phẩm và kinh doanh sản phẩm đó.

Đến thời điểm hiện tại VIHAT có 3 sảnphẩm: E-SMS cổng tin nhắn marketing với sản lượng hơn 10 triệu tin nhắn 1 tháng. Sản phẩm thứ 2 là E-voice – tổng đài thoại giúp giảm thiểu nhân sự cho tổng đài chăm sóc khách hàng, hoạt động hoàn toàn tự động mà chi phí rất rẻ. Sản phẩm cuối cùng là TeraApp, một công cụ giúp cho doanh nghiệp tạo ra ứng dụng di động mà không cần phải lập trình. TeraApp giúp kết hợp tất cả những khâu phức tạp để tạo ra một ứng dụng mobile như lập trình Anrdoid, iOS, lập trình hệ thống.. thành một bộ công cụ đơn giản hoàn toàn chạy trên Cloud, giúp cho doanh nghiệp không cần phải lo lắng về việc làm thế nào để có một ứng dụng mobile, vận hành nó thế nào mà chỉ tập trung vào việc khai thác ứng dụng để mang lại doanh thu cho doanh nghiệp mình.

Sản phẩm cuối cùng là TeraApp, một công cụ giúp cho doanh nghiệp tạo ra ứng dụng di động mà không cần phải lập trình
Sản phẩm cuối cùng là TeraApp, một công cụ giúp cho doanh nghiệp tạo ra ứng dụng di động mà không cần phải lập trình

2-E-voice nghe có vẻ khá thú vị, có phải nó áp dụng những công nghệ liên quan tới AI hay Chatbot nhỉ? Anh có thể nói thêm được không?

Sản phẩm E-voice của bên VIHAT không giống như Chatbot mà sử dụng các đoạn ghi âm sẵn để trả lời khách hàng. Ví dụ đối với lĩnh vực thương mại điện tử thường đơn hàng khách đặt xong sẽ có bộ phận chăm sóc khách hàng gọi điện trực tiếp cho khách để xác nhận thông tin và giao hàng, việc này rất tốt chi phí và khả năng mở rộng khó khăn. Với Evoice bên mình có thể thực hiện cả ngàn cuộc gọi xác nhận hoàn toàn tự động với chi phí rẻ, doanh nghiệp không cần phải duy trì một đội ngũ chăm sóc khách hàng đồ sộ nữa.

Cụ thể như những đoạn hội thoại “đơn hàng của bạn có giá trị là….” Sẽ được ghi âm sẵn để trả lời, hệ thống cho phép truyền tham số như giá tiền để tự động đọc, người dùng cuối khi đó sẽ nghe được 1 đoạn câu hỏi như sau “Đơn hàng của bạn đã đặt tại hệ thống VIHAT chúng tôi với gía trị là 500.000vnđ, bạn có chắc chắn nhận đơn hàng này không, nhấn phím 1 để xác nhận lấy đơn hàng”. Sau đó hệ thống sẽ thu thập hành vi của người dùng rồi gửi lại cho đối tác để xác định đơn hàng đó có được xác thực hay không.

3-Từ quá trình xây dựng Vihat, anh có thể chia sẻ những bài học một số bài học kinh nghiệm khi khởi nghiệp?

Từ trước thời điểm Vihat ra đời, mình với Hà (co-founder) là bạn học thời cấp 3, lên đại học cũng là đồng môn tại Bách Khoa HCM. Bọn mình từng cộng tác nhiều dự án một trong số đó là dự án mạng xã hội bản đồ KunKun được giải nhất  mùa hè sáng tạo 2008 do Qualcomm và hội tin học Việt Nam tổ chứcsau đó được Viettel mời vào tiếp tục phát triển dự án đó vào năm 2009. Nhưng rất tiếc sản phẩm không thành công nên quyết định rời Viettel vào 2013 và ra làm Startup riêng. Như vậy, Vihat ra đời.

Trước mình có nói về 3 sản phẩm đang làm nhưng từ khi thành lập VIHAT bên mình cũng có một dự án tiền thân nữa nhưng không may thất bại. Đó là một mạng xã hội sự kiện dành cho mobile – Whatshot, mất gần một năm để hoàn thành với chỉ 2 người. Tuy nhiên sau 6 tháng triển khai thì thất bại. Lúc đó bản thân rút ra 2 bài học lớn: 1 là do Whatshot xuất hiện chưa đúng thời điểm. Bởi 2013, thì vẫn còn rất ít người dùng Smarphone nói riêng và  ứng dụng Mobile nói chung để tra cứu, để xem nó là một phần cuộc sống như hiện tại , thứ 2 là bọn mình lúc đó thấy ý tưởng đó hay tuy nhiên mình chưa có một kinh nghiệm gì trong ngành sự kiện, mình chưa hiểu một sự kiện được tổ chức vận hành như thế nào nên không lường trước được các vấn đề phát sinh khi triển khai, không kết nối được các ông chủ sự kiện để tạo nguồn dữ liệu cho ứng dụng… Thất bại khi nguồn tài chính của mình cạn mà chưa có lời giải cho doanh thu/ chi phí.

Trong quá trình đi tiếp xúc những ông chủ sự kiện, phòng trà thì nhận thấy họ có nhu cầu gửi tin nhắn để quảng bá rất nhiều, đó chính là lúc bọn mình nghỉ tới làm 1 sản phẩm giúp phòng trà marketing bằng E-SMS. Vậy là mình với Hà bắt tay vào làm, lúc sơ khai hệ thống mình đơn sơ chỉ có một cục modem để nhắn cho khách chưa có hệ thống phần mềm hỗ trợ, mọi việc rất cực, rồi dần dần tụi mình có khách, có doanh thu , đầu tư nhiều hơn về hệ thống, về chiến thuật cho sản phẩm và kinh doanh để được như ngày hôm nay.

Sản phẩm E-SMS thành công bởi vì xuất phát từ nhu cầu thực của khách hàng. Đó là bài học kinh nghiệm của VIHAT. Sau đó, có nhiều khách nhờ tạo cho họ ứng dụng bởi họ biết VIHAT làm về mobile marketing là một công ty công nghệ. “Một doanh nghiệp hỏi thì không sao nhưng cả chục doanh nghiệp hỏi thì liệu đó có phải là xu hướng không?”. ThếlàTeraApp ra đời từ đây.

4-Vậy với những sản phẩm như vậy, Anh có đòi hỏi gì đặc biệt khi tuyển dụng nhân sự? Với các bạn lập trình viên thì ngoài những kĩ năng cơ bản thì Vihat còn có yêu cầu gì khác không?

Về mặt tuyển dụng, VIHAT có tiêu chí tuyển dụng có thể không giống như những đơn vị khác. VIHAT không quá quan trọng về kinh nghiệm đầu vào, khi tuyển dụng mình thường đánh giá xem tinh thần và thái độ của ứng viên có thể cống hiến cho công ty lâu dài được hay không. Nhiều bạn trong Vihat không có xuất phát điểm từ lập trình nhưng vẫn có vị trí cao, công ty sẵn sàng bỏ công sức đào tạo từ đầu quan trọng là thái độ hợp tác với nhau lâu dài. Có nhiều bạn rất giỏi vào làm, nhưng không được dài lâu bởi không phù hợp văn hóa của công ty, gây tổn hại không hệ nhỏ vì mình làm product, vòng đời sản phẩm rất lâu cần có người đi lâu dài với nó, hiểu nó để làm sản phẩm tốt lên. Nên khi tuyển người, bọn mình không đề cao kinh nghiệm mà tinh thần, trách nhiệm tốt mới là tiêu chí để có thể tạo thành một tập thể vững mạnh. Đặc biệt đối với công ty startup, khác với công ty outsource một khi xong sản phẩm sẽ không quan tâm nữa, nhưng với công ty Product phải sửa chữa và nâng cấp sản phẩm nên áp lực cao, vì vậy nếu tinh thần team không mạnh, không đoàn kết thì sẽ chán nản và sớm từ bỏ. Do đó văn hóa của VIHAT là “Làm hết sức chơi hết mình”.

5-Vừa rồi Google có tuyên bố Kotlin là ngôn ngữ mới nhất cho Android, không biết Anh đánh giá như thế nào và có chuẩn bị gì cho sự thay đổi này không?

Ở Vihat, bọn mình tập trung rất nhiều vào công nghệ và cập nhật thường xuyên các công nghệ mới. Khi xây dựng TeraApp thì bản thân cũng đã lường trước về vấn đề này nên team luôn update những công nghệ mới nhanh nhất có thể đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

6-Trong quá trình phát triển TeraApp, những khó khăn nào mà anh muốn chia sẻ với các bạn đang có dự định khởi nghiệp?

Kỹ thuật và kinh doanh là 2 vấn đề mà bản thân muốn chia sẻ với các bạn đang có dự định khởi nghiệp.

Về kỹ thuật:

Ở TeraApp do nó được build từ chính ý tưởng của bọn mình nên nó rất khác biệt. Bởi việc tạo 1 ứng dụng đi động hoàn toàn tự động để phục vụ hàng ngàn khách hàng tạo ứng dụng một lúc. Đó là bài toán khó mà TeraApp phải bỏ ra 1.5 năm trời để giải quyết. Nhìn chung ra, các đối thủ khác đều không có hệ thống tự động như TeraApp. TeraApp build ramột ứng dụng thật để cho khách hàng sửdụng như một ứng dụng độc lập hoàn toàn (như một bản Demo App).

Hiện tại, ở Việt Nam cũng có vài đối thủ cạnh tranh nhưng hiện tại mình chưa thấy họ phát triển nữa, bởi với sản phẩm như TeraApp ngoài đòi hỏi vừa có đam mê thì cần phải có nguồn lực để đầu tư và phát triển thì mới có thể trụ lại trong lĩnh vực này. Về kỹ thuật mình có lời khuyên các bạn, công nghệ là con dao 2 lưỡi nó có thể giúp bạn đi nhanh cũng có thể quay lại kiềm bước chân của bạn, cần phải chọn lựa kỹ càng trước khi bắt đầu, liên tục cập nhập những kiến thức mới để cải tiến sản phẩm của bạn.

Về kinh doanh:

Sản phẩm có hay nhưng chưa chắc thành công chưa chắc đã được thị trường tiếp nhận. Đôi khi sản phẩm có người dùng lại vẫn thất bại vì họ không tìm được định hướng kinh doanh đúng đắn. Thời gian đầu kinh doanh TeraApp cũng gặp phải vấn đề này, sản phẩm có nhưng bán hoài mà không hiệu quả. Mình đã tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu tìm tòi, tìm kiếm các anh chị đi trước để tư vấn nhằm định hướng cho sản phẩm. Hiện bên mình khá tự tin vì đã tìm được đường đi đúng để cân bằng vừa mang lại nhiều giá trị cho khách hàng vừa tạo nguồn thu để nuôi sống công ty, giúp công ty ngày càng lớn mạnh.

Sang 2018, thì bọn mình sẽ target ra nước ngoài, hiện tại thì đã có 10 đại lý ở Việt Nam 3 đại lý bên US. Lời khuyên của mình là các bạn Startup ngoài sản phẩm các bạn phải có định hướng tốt về kinh doanh để phát triển sản phẩm để làm được điều đó trong team của bạn phải có người có nền tảng là kinh doanh, ngoài ra có thể tìm kiếm các sự hỗ trợ từ những người đi trước, thông qua các tổ chức hỗ trợ như SVF, BSSC…

7-Anh có lời khuyên gì cho các bạn lập trình viên để thành công khi xin việc?

Trong quá trình tuyển dụng, các bạn sinh viên trẻ có mức độ đòi hỏi hơi cao so với khả năng của bản thân. Thay vì tìm một môi trường làm việc để phát triển, có level tốt thì lại chỉ nhắm tới lương cao. Như vậy rất khó cho các Startup như VIHAT để tuyển dụng và tiếp cận nguồn lực và vô hình chung làm mất cơ hội cho các bạn ấy để được tham gia vào các startup.

Các công ty outsource sẽ là nơi chi trả mức lương rất cao trong khi Startup lại là một nơi tuyệt vời để tăng kinh nghiệm/ kỹ năng để sau này có thể tự mình tạo một san phẩm vì các bạn sẽ được tham gia vào tất cả các khâu từ ý tưởng đến triển khai sản phẩm, các bạn sẽ có nhiều khó khăn, thử thách phải vượt qua, nhưng bù lại sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình xử lý tình huống. Nhưng khi mình nói ra thì nhiều bạn lại cho là lừa các bạn để vào team. Đó là vấn đề rất đáng lo, bởi thị trường lương IT hiện tại khá lý tưởng làm cho nhiều bạn sinh viên mới ra trường kì vọng quá cao.

Với developer, mình nghỉ các bạn cần 2 thứ thôi là khả năng xử lý vấn đề tốt việc này đòi hỏi bạn phải trải nghiệm càng nhiều càng tốt ở các project lớn và khả năng học hỏi, vì chúng ta làm trong môi trường công nghệ mà công nghệ thì thay đổi liên tục, bản thân phải liên tục học hỏi tiếp thu cập nhập thì mới có cái nhìn tổng quan để xây dựng một sản phẩm tốt.