Phân loại phần mềm mã nguồn mở

Tiếp theo bài viết: Mã nguồn mở là gì? Phần mềm nguồn mở là gì?, trong bài này chúng ta tiếp tục phân loại nhóm các phần mềm nguồn mở dựa trên mục đích sử dụng, phạm vi sử dụng cùng các công dụng đặc trưng của nó.
 

Nhóm ứng dụng Web trên nền PHP: Tại Việt Nam, đa số các dự án lập trình web đều sử dụng ngôn ngữ PHP, do đó phần mềm mã nguồn mở thuộc nhóm ứng dụng Web trên nền PHP cũng rất phổ biến

Ứng dụng web được dùng để hiện thực Webmail, bán hàng trực tuyến, đấu giá trực tuyến, wiki, diễn đàn thảo luận, Weblog, MMORPG, Hệ quản trị nội dung, Phần mềm quản lý nguồn nhân lực và nhiều chức năng khác

Loại hệ thống chuyên về CMS/Portal: 

CMS mã nguồn mở là một hệ thống quản trị khá phổ biến và dễ dàng sử dụng

Drupal được trao giai thưởng CMS nguồn mở danh giá nhất năm 2007, 2008, 2009 do nhà xuất bản Packt bình chọn. Cùng với giải CMS nguồn mở PHP tốt nhất năm 2009

Joomla là một hệ quản trị nội dung nguồn mở, được cung cấp miễn phí theo giấy phép GNU. Được phát triển từ Mambo, được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.

Loại hệ thống chuyên về Forum:

Forum (diễn đàn) là một trong các sẩn phẩm trong yếu sinh ra từ internet.

Phần mềm mã nguồn mở chuyền về Forum thường có các chức năng chủ yếu: khả năng chỉnh sửa trang cá nhân, phần mềm chỉnh sửa văn bản mạnh mẽ, tin nhắn riêng, chữ ký trong bình luận, hệ thống cấp bậc

PhpBB là gói phần mềm dùng để xây dựng các diễn đàn, phpBB viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP có sử dụng cơ sở dữ liệu như MySQL

Tên Phorum xuất phát từ sự kết hợp giữa "PHP" và "forum". Nó được phát hành theo GPL, mặc dù sau đó nó đã được đổi thành giấy phép Phorum, một giấy phép kiểu BSD

Loại hệ thống chuyên về Blog:

WordPress là một công cụ, phần mềm mã nguồn mở phổ biến để tạo lập, xuất bản các Blog.

Việc tạo và phát triển Blog giúp chúng ta: Phát triển bản thân, tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng mật độ hiển thị trên trình tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khi bạn tương tác với khách hàng, độc giả

Dotclear là một ứng dụng xuất bản blog nguồn mở được phân phối theo GNU GPLv2. Được phát triển ban đầu bởi Olivier Meunier từ năm 2002

Textpattern là một hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở và miễn phí dựa trên PHP và MySQL

Hệ thống chuyên về thương mại điện tử (eCommerce):

Có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở, việc tạo và sở hữu một website với nền tảng thương mại điện tử tối ưu nhất sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0 như hiện nay

Zen Cart là một ứng dụng mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí cho phép người dùng tự tạo ra cửa hàng trực tuyến của mình một cách đơn giản

OpenCart là một hệ thống quản lý cửa hàng trực tuyến. Nó dựa trên PHP, sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL và các thành phần HTML. Hỗ trợ được cung cấp cho các ngôn ngữ và tiền tệ khác nhau

WHMCS là giải pháp quản lý khách hàng (CRM) và sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ lưu trữ Web Hosting, Server, Domain,...

Loại hệ thống chuyên về ERP:

Phần mềm ứng dụng quản lý nguồn lực, kế hoạch ( Enterprise Resource Planning: ERP) hiện nay đang được xem là rất cần thiết cho tất cả tổ chức hay công ty. Sử dụng phần mềm mã nguồn mở ERP (Open Source ERP) là lựa chọn hợp lí nhất, bởi vì mã nguồn của phần mềm có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của từng tổ chức cụ thể

Dolibarr ERP CRM là gói phần mềm miễn phí, mã nguồn mở dành cho các công ty thuộc mọi quy mô, nền tảng hoặc dịch giả tự do

OrangeHRM 1.0 là phiên bản mã nguồn mở và miễn phí được phát hành cho Soureforge, gồm các tính năng như quản lý thông tin nhân viên, tự phục vụ của nhân viên và báo cáo

Loại hệ thống chuyên về Giáo dục (Education):

Việc sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong ngành giáo dục nhằm mục đích hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ trợ đổi mới tư duy, tạo môi trường nghiên cứu, sáng tạo, rút ngắn thời gian nghiên cứu,...

Moodle là một phần mềm nền cho một hệ quản trị đào tạo, được thiết kế với mục đích tạo ra những khóa học trực tuyến với sự tương tác cao

ATutor là một Hệ thống quản lý nội dung học tập mã nguồn mở được thiết kế hướng tới tính dễ dùng và khả năng ứng dụng trong các trường học

Claroline là một nền tảng eLearning và eWorking hợp tác được phát hành theo giấy phép nguồn mở GPL

Loại hệ thống chuyên về Social Networking(OSSN): 

Open Source Social Network (Ossn) là một phần mềm mạng xã hội phát triển nhanh chóng được viết bằng PHP, với cộng đồng phát triển tương đối lớn. Ossn có các bản ngôn ngữ cho nhiều thứ tiếng được đóng góp bởi cộng đồng lập trình viên/chuyên viên CNTT 

Elgg là phần mềm mạng xã hội nguồn mở cung cấp cho các cá nhân và tổ chức các thành phần cần thiết để tạo ra một môi trường xã hội trực tuyến. Nó cung cấp blog, blog, chia sẻ tập tin, mạng, nhóm và một số tính năng khác

Dolphin là trình giả lập bảng điều khiển trò chơi điện tử mã nguồn mở và miễn phí dành cho GameCube và Wii chạy trên Windows, Linux, MacOS và Android

Các loại hệ thống Open Source Web trên nền .NET

Orchard sẽ tạo ra các shared components để xây dựng các ứng dụng ASP.NET và phần mở rộng, và các ứng dụng cụ thể tận dụng các thành phần này để đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối, designer, nhà phát triển, và các chuyên gia web

MojoPortal là một hệ thống quản lý nội dung, đa nền tảng, mã nguồn mở dành cho ASP.NET, được viết bằng ngôn ngữ lập trình C# 

DotNetNuke là một hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở viết bằng ngôn ngữ lập trình VB.NET trên nền tảng ASP.NET