1. SAP là gì ? Tổng quan về SAP
SAP là thuật ngữ viết tắt của System Application Programing. Là một trong những nhà cung cấp phần mềm lớn nhất tại ĐỨC, ngoài ra, SAP còn được đánh giá là một trong 4 công ty phần mềm lớn nhất thế giới. lập kế hoạch doanh nghiệp (ERP).
Hệ thống ERP của công ty cho phép các khách hàng chạy các phần mềm, quy trình kinh doanh bao gồm: kế toán, bán hàng, sản xuất, quản lý nhân lực và quản lý tài chính. Việc tích hợp đảm bảo luồng thông tin có từ một đơn vị SAP này đến một đơn vị SAP khác mà không cần nhập dữ liệu và giúp kiểm soát tốt vấn đề tài chính, quy trình, pháp lý.
SAP là gì
Năm 2018, SAP hiện đang phục vụ hơn 400.000 khách hàng ở 180 quốc gia, 80% trong số đó là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong danh sách “các công ty lớn nhất thế giới” năm 2018 của Forbes, SAP được xếp thứ 12 với doanh thu năm 2017 là 27,4 tỷ USD. SAP có trụ sở đạt tại Walldorf – Đức.
Tại Việt Nam, SAP có 2 trụ sở đặt tại Hà Nội và TP.HCM trực thuộc SAP khu vực Châu Á (trụ sở chính đặt tại Singapore).
1.1 Danh sách phần mềm SAP đang phát triển
Hệ thống SAP ERP, được gọi là SAP ERP Central Component (SAP ECC), là thuật ngữ chung để chỉ các module kỹ thuật và chức năng của SAP. Các module này cho phép doanh nghiệp quản lý các quy trình kinh doanh thông qua một hệ thống thống nhất. ECC là phiên bản sử dụng mô hình tại chỗ, thường được triển khai ở các công ty vừa và lớn. Đối với các quy mô công ty nhỏ hơn, SAP cung cấp nền tảng Business One ERP.
SAP ERP có một hệ module chính đa dạng, được phân tách thành các module chức năng và module kỹ thuật, mỗi module lại có các module con riêng.
Các module chức năng của SAP bao gồm:
- Quản lý chi phí vốn nhân lực
- Lập kế hoạch sản xuất
- Quản lý nguyên liệu
- Hệ thống dự án
- Bán hàng và phân phối
- Bảo trì thiết bị
- Kế toán tài chính
- Quản trị chất lượng
- Kiểm soát
Ngoài ra, SAP cũng có các ứng dụng dành riêng cho hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ đặc thù cho một lĩnh vực cụ thể như:
-
- Lĩnh vực bảo hiểm
- Dịch vụ tiện ích
- Lĩnh vực dầu khí
- Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
1.2 Các nhóm người dùng của SAP
Một trong những yếu tố quan trọng giúp SAP được lựa chọn rộng rãi trên toàn cầu là sự phổ biến thông tin rộng rãi từ các nhóm người dùng. Họ là những nhóm người dùng độc lập, không thu lợi nhuận được lập ra để hỗ trợ cho các thành viên về mặt kiến thức, thức đẩy sự tham gia nhiều hơn của khách hàng, gia tăng tiếng nói cho người dùng trong việc tác động đến các chiến lược của SAP và cung cấp các cơ hội kết nối rộng mở. Đây là môi trường để nhân viên và người dùng SAP có thể gặp gỡ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế.
Nhóm người dùng phần mềm SAP
Điều quan trọng hơn là SAP lắng nghe phản hồi người dùng cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn chức năng, trong đó, các nhóm người dùng được thiết lập theo khu vực địa lý trên toàn cầu.
2. Phần mềm SAP là gì ?
SAP ERP là từ viết tắt của “Enterprise Resource Planning”, là phần mềm hoạch định doanh nghiệp được phát triển bởi SAP.
Phần mềm SAP là gì
SAP cung cấp một loạt các kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) các ứng dụng bao gồm:
- Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
- Dòng sản phẩm
- Quản lý nhân lực
- Quản lý chuỗi cung ứng
2.1 Tính năng phần mềm SAP ERP là gì ?
SAP là một phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể với nhiều tính năng tường ứng với nhiều bộ phận. Bao gồm:
- Quản lý bán hàng,
- Quản lý mua hàng,
- Kho,
- Quản lý tài chính,
2.1.1 Quản lý bán hàng
Qui trình bán hàng được theo dõi chặt chẽ, cho phép phân tích doanh thu, dự báo lợi nhuận, phát hiện cơ hội thông qua các báo cáo và các bảng chỉ số Dịch vụ – Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cho phép quản trị các phản hồi từ khách hàng, các hợp đồng dịch vụ, quản lý các cuộc gọi và mọi hoạt động tương tác với khách hàng.
Tính năng phần mềm ERP SAP
2.1.2 Quản lý mua hàng
Quản lý và duy trì quan hệ với các nhà cung cấp thông qua việc quản lý các đơn đặt hàng, số lượng hàng, mức lợi nhuận, nợ tồn, quá trình thanh toán và khả năng tính toán giá trị nhập kho.
2.1.3 Quản lý kho
Hệ thống quản lý kho cho phép quản lý hàng tồn kho, chính sách về giá, nhập xuất kho… Đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc đặt hàng và bán hàng Sản xuất – Quản lý yêu cầu về nguyên vật liệu và công cụ tự động qua 5 bước đơn giản theo từng ngữ cảnh do nhiều người định nghĩa. Có thể dự đoán nhu cầu thông qua các chỉ sốdự báo có sẵn
2.1.4 Quản lý tài chính
Cho phép quản lý các hoạt động tài chính kế toán như kế toán tổng hợp, các bút toán, ngân sách với những công cụ nhanh chóng, tiện lợi. Đồng thời, cung cấp các báo cáo từ các hoạt động trên. Để thích ứng một sản phẩm ERP tổng quát cho nhu cầu cụ thể và đặc thù của doanh nghiệp, BYF cung cấp dịch vụ tư vấn triển khai SAP Business One. Với kinh nghiệm thiết kế và phát triển phần mềm, BYF đã chuyển giao thành công sản phẩm này cho nhiều khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của họ.
Đặc biệt BYF đã thích ứng SAP Business One cho phù hợp với yêu cầu quản trị của doanh nghiệp Việt Nam và quy định về quản lý tài chính của Việt Nam.
3. Ứng dụng phần mềm SAP ERP vào quản lý doanh nghiệp
Qua phần 2 chắc mọi người đã thấy được những tính năng vượt trội của phần mềm SAP ERP. Để chứng tỏ được những điều trên. Hãy cùng tiếp phần dưới để thấy rõ hơn về ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp.
3.1 Nắm bắt thông tin theo giời gian thực (Real-time visibility)
Giải pháp ERP giúp liên kết khách hàng với người dùng, hỗ trợ lên kế hoạch dựa trên nhu cầu thực tế thay vì những dự báo quá lạc quan. Những công ty bán lẻ hàng đầu đã sử dụng hệ thống ERP từ lâu và nó đã ngày càng trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp.
3.2 Cải thiện sự minh bạch
Hôm nay, bạn buộc phải chờ một email thông báo để chạy báo cáo thời gian từ lúc có hàng đến ngày hẹn (available-to-promise report). Vì thế đến ngày mai, bạn mới có thể cho khách hàng chạy một báo cáo tương tự. Tại sao lại phải tốn nhiều thời gian như thế ?
Ứng dụng phần mềm SAP ERP
Khả năng báo cáo minh bạch của hệ thống ERP có thể giúp cung cấp cho khách hàng những thông tin về thời gian có hàng hiện tại hoặc trong tương lai. Từ đó, khách hàng có thể lên kế hoạch cho sản phẩm mới của họ dựa trên khả năng cung cấp hàng của công ty bạn.
3.3 Hợp tác hóa quy trình
Một trong những chức năng quan trọng không kém chức năng phân quyền trong hệ thống ERP là chức năng hợp tác trong các quy trình và dự án giữa các bộ phận với nhau cũng đang ngày trở nên đặc biệt quan trọng.
Trong chuỗi cung ứng, quá trình này có thể chuyển thành sự cộng tác giữa doanh nghiệp và khách hàng trong các dự án lâu dài hoặc với các nhà cung cấp trong các hợp đồng ngắn hạn.
3.4 Quản lý theo vòng đời sản phẩm
Một số sản phẩm có vòng đời rất ngắn và thay đổi theo từng ngày. Một số sản phẩm thì lại phát triển và trở nên tốt hơn. Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu lớn (big data) để phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực của khách hàng.
Hãy tưởng tượng nếu hệ thống ERP chuỗi cung ứng của bạn có thể quản lý vòng đời sản phẩm. Bạn có phải đẩy thêm dữ liệu bên ngoài vào để thêm điều kiện cho dữ liệu sẵn có bên trong của bạn không? Các biến thứ cấp nào có liên quan tới dữ liệu vòng đời của sản phẩm? Yếu tố mùa vụ? Điều kiện thời tiết? Có thể thấy rằng những thông tin này giúp việc ra quyết định của bạn sâu hơn và chính xác hơn.
4. KẾT LUẬN
Sự thật không thể chối bỏ, lợi ích của hệ thống SAP ERP đối với doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng hệ thống này.
Via CrmViet