Sapo là gì? Chapeau là gì? Cách viết sapo hay hấp dẫn

Sapo là gì? Chapeau là gì? Có thể nói, Sapo là một phần vô cùng quan trọng trong một bài viết, Sapo (Chapeau) quyết định trực tiếp tới việc người đọc có hay không đọc tiếp bài viết của bạn. Vậy Sapo (Chapeau) là gì? Làm thế nào để viết một Sapo (Chapeau) hấp dẫn, lôi cuốn người đọc? 

Sapô/ Sapo bắt nguồn từ tiếng Pháp là chapeau, sapo là đoạn mở đầu mỗi bài viết. Sapo được sử dụng rất nhiều trong báo chí. Vậy làm sao để viết một đoạn sapo hay? Cần luyện kỹ năng gì để viết sapo tốt?

1. Sapo là gì? Chapeau là gì?

Sapo hay còn gọi là Chapeau là một từ ngữ trong tiếng Pháp, được dịch là “cái mũ”. Sapo (Chapeau) trong một bài viết cũng giống như một cái mũ, nó đứng đầu bài viết, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc.

Vị trí của Sapo (Chapeau) thường đứng ngay sau tiêu đề và đứng trước nội dung cụ thể của toàn bài viết. Sapo (Chapeau) thường được viết dưới dạng tóm tắt hay tiết lộ một điều hấp dẫn trong bài viết, tạo nên tính tò mò cho người đọc.

Sapo (Chapeau) có thể là một câu hoàn chỉnh hoặc một đoạn văn bao gồm nhiều câu. Tuy nhiên, độ dài của sapo không quan trọng, mặc dù sapo có xu hướng được viết càng ngắn gọn, cô đọng, súc tích càng tốt, nội dung của sapo ra sao mới là điều quan trọng, quyết định độc giả có đọc tiếp hay không toàn bài viết của bạn.

(Sapo là gì? Chapeau là gì?)

Hình ảnh sapo trong một số bài báo (Sapo là gì? Chapeau là gì?)

2. Chức năng của Sapo (Chapeau)

Có thể nói, sapo chính là một phần quan trọng của bài viết, quyết định trực tiếp tới việc độc giả có hay không đọc bài viết của bạn. Sau đây là một số chức năng chính của sapo:

2.1. Hoàn thiện tiêu đề (title)

Bằng cách nêu rõ chủ đề bài viết mà tác giả muốn nói đến là gì và góc độ mà người viết sẽ lựa chọn để xử lý vấn đề ra sao, Sapo sẽ giúp độc giả hình dung chính xác nội dung bài viết sẽ nói về vấn đề gì. Từ đó giúp họ quyết định đó có phải là thông tin họ cần tìm kiếm cho câu hỏi của mình hay không.

2.2. Tóm tắt thông tin

Sapo đưa ra những thông tin chủ yếu, giúp độc giả có thể chỉ cần lướt qua trong vài giây là đã có thể nắm bắt được nội dung cần tìm.

Sapo là gì? Chapeau là gì? công ty seo ladigi

Ví dụ về Sapo: https://tuoitre.vn/ladigi-cong-ty-dich-vu-seo-website-uy-tin-tai-viet-nam-20191211174622242.htm (Sapo là gì? Chapeau là gì?)

2.3. Giải thích bài viết

Sapo giúp chỉ ra lý do tại sao người viết lựa chọn vấn đề hay hiện tượng này.

2.4. Nêu rõ hoàn cảnh ra đời của bài viết

Thông thường, đối với một bài viết nhiều kỳ, sa-pô có chức năng gợi lại những kỳ trước đó để độc giả tiện theo dõi tiếp.

Sapo là gì? Chapeau là gì?

Ví dụ về Sapo, xem tại đây: https://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/la-trong-nhon-ceo-ladigi-toi-danh-3-tieng-moi-ngay-de-hoc-seo-a304238.html (Sapo là gì? Chapeau là gì?)

2.5. Thông báo bố cục

Đây là chức năng cần thiết đối với những độc giả muốn đọc nhanh, nắm bắt thông tin chính nhất của bài viết. Bằng cách phát triển nội dung cốt lõi của bài viết mà trong tiêu đề đã nhắc đến một cách rõ ràng, Sapo giúp làm hài lòng người đọc trước khi quyết định đọc tiếp.

2.6. Mời đọc

Sapo có chức năng mời gọi người đọc theo dõi tiếp bài viết của tác giả. Chính vì vậy một mở đầu quá khô khan và nhàm chán sẽ không phát huy được hiệu quả. Việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu rất quan trọng nếu bạn muốn khơi gợi sự hứng thú nơi người đọc.

Sapo là gì? Chapeau là gì? quyết định thành công

Sapo quyết định thành công của bài viết (Sapo là gì? Chapeau là gì?)

3. Phân loại Sapo (Chapeau)

Căn cứ vào mục đích, ý nghĩa của sapo, chúng ta có thể phân loại sapo thành những dạng cơ bản như sau:

3.1. Sapo (Chapeau) gọi tên

Đây là loại sapo chỉ dừng lại ở việc gọi tên hiện tượng, sự việc, vấn đề mà người viết sẽ trình bày trong phần nội dung, kèm theo một bình luận ngắn gọn.

3.2. Sapo (Chapeau) tóm tắt

Là loại sapo giúp độc giả nắm bắt được những nội dung quan trong, cốt lõi nhất của bài viết để có cái nhìn khái quát về vấn đề trước khi tìm hiểu.

3.3. Sapo (Chapeau) nêu sự việc dẫn đường

Sapô nêu sự việc dẫn đường hay còn được gọi là sapo nguyên cớ, thường nói về lý do thúc đẩy tác giả viết bài.

3.4. Sapo (Chapeau) chân dung

Là loại sapo phác thảo những nét chính của nhân vật sẽ được nhắc đến trng bài viết.

3.5. Sapo (Chapeau) tả cảnh (ảnh)

Những sapo kiểu này thường có giọng văn nhẹ nhàng, bay bổng, mang đến cho người đọc những bức tranh sống động, đầy đủ âm thanh, màu sắc, ánh sáng, tạo ấn tượng tốt, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.

3.6. Sapo (Chapeau) nêu luận cứ

Đây là loại sapo đưa ra các con số thống kê hoặc dữ liệu ấn tượng nằm trong mối quan hệ nhân quả với sự kiện hoặc vấn đề được nêu, có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc.

3.7. Sapo (Chapeau) kể chuyện

Đây là loại sapo bắt đầu bằng một câu chuyện có ý nghĩa, thông điệp, nhằm dẫn dắt sự tò mò, thu hút của người đọc, tiếp tục đọc đến những dòng cuối cùng của bài viết để biết kết thúc của câu chuyện ra sao.

3.8. Sapo (Chapeau) nêu cảm xúc riêng của tác giả

Đây là loại sapo nêu lên cảm xúc hoặc những suy tư riêng của tác giả về vấn đề sẽ trình bày trong bài viết.

3.9. Sapo (Chapeau) tiếp nối tiêu đề

Đây là loại sapo tiếp nối ý tưởng của tiêu đề, phụ thuộc vào tiêu đề cả về mặt hình thức lẫn nội dung.

4. Khi nào thì Sapo (Chapeau) được coi là hấp dẫn?

Một sapo hấp dẫn là khi nó đáp ứng cho người đọc những nhu cầu về: các thông tin quan trọng; đúng mục đích đang cần tìm, khơi gợi trí tò mò; có độ tin cậy về thông tin; câu từ dễ nghe, dễ hiểu, ngắn gọn, hấp dẫn, đúng chủ đề và đúng đối tượng;…

Sapo không phải là sao chép bất kỳ một đoạn nào của bài báo, mà nó là phần tóm tắt những thông tin quan trọng, đắt giá nhất của bài viết và phải tóm tắt một cách khéo léo nhất, hấp dẫn nhất. Một sapo được coi là hấp dẫn khi nó vừa khiến người đọc hài lòng với những thông tin trong đó, lại vừa không đủ thỏa mãn với chính những thông tin đó. Có nghĩa là học tìm thấy những thông tin hữu ích trong sapo khiến họ chú ý đến bài báo, nhưng lại chưa đủ thỏa mãn với những gì sapo đó mang lại.

Từ đó, người đọc nảy sinh ham muốn đọc tiếp bài báo nhằm làm thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình. Lúc này, sapo đã lại hoàn thành nhiệm vụ khơi gợi trí tò mò của độc giả, làm cho họ thực sự muốn dừng lại ở trang của bạn, muốn đọc tiếp bài viết một các đầy háo hức, mong chờ.

5. Cách viết Sapo (Chapeau) cho bài viết hấp dẫn

Để viết một Sapo (Chapeau) hấp dẫn, thu hút khách hàng, bạn có thể áp dụng những cách viết dưới đây:

5.1. Mở đầu bằng cách so sánh, đối chiếu vấn đề

Đây là một trong những cách viết sapo thông minh cho bài viết chuẩn SEO. Bằng cách so sánh, hình tượng hóa những điều trừu tượng thàn những thứ đơn giản, dễ hiểu, bạn sẽ khiến người đọc cảm thấy hứng thú vì hóa ra điều lâu nay họ chưa biết lại cực kỳ đơn giản chứ không phức tạp và cầu kì.

5.2. Mở đầu bằng một câu hỏi

Bản chất của độc giả là luôn tò mò, muốn biết những thông tin mới lại, bí ẩn mà mình chưa biết. Chỉ cần bạn biết cách khéo léo đặt câu hỏi, khơi gợi tình huống, đánh trúng tâm lý hiếu kỳ của độc giả là bạn đã thành công khi viết sapo.

5.3. Bắt đầu bài viết chuẩn seo bằng một sự thật

Đây là một ý tưởng hay trong thời buổi thật giả lẫn lộn, độc giả không biết đâu mới là thông tin chính xác nhất. Chính vì vậy, việc cung cấp cho độc giả thông tin xác thực trong thời gian ngắn nhất sẽ giúp họ vững tâm, tin tưởng và theo dõi tiếp bài viết của bạn.

5.4. Bắt đầu bài viết chuẩn seo từ một câu chuyện

Mỗi câu chuyện luôn ẩn chứa trong mình một thông điệp hoặc ý nghĩa nhất định. Do đó, việc bắt đầu bài viết bằng một câu chuyện sẽ khiến độc giả ấn tượng hơn, nhớ lâu hơn và có tâm thế hào hứng hơn so với việc mở đầu bằng một lời dẫn khô khan.

5.5. Bắt đầu bằng những số liệu thống kê

Bạn có biết, các số liệu thống kê luôn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên? Việc bắt đầu bằng những con số xác thực sẽ là nền tảng tốt để bạn xây dựng một bài viết chất lượng, giàu sức thuyết phục.

5.6. Lời mở đầu dí dỏm, hài hước

Như một quy luật tất yếu, sự hài hước, dí dỏm một cách thông minh, dễ thương luôn chiếm được cảm tình của độc giả. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn đang mệt mỏi với bề bộn thông tin tìm kiếm và bắt gặp ngay một đoạn mở đầu vô cùng tếu táo và dễ thương thì sẽ ra sao? Một bài viết như vậy chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt với độc giả.

6. 9 loại Sapo (Chapeau) thường gặp nhất

  • Sapo định danh chủ thể
  • Sapo tóm tắt nội dung
  • Sapo luận điểm
  • Sapo kể chuyện
  • Sapo thể hiện quan điểm
  • Sapo tiếp nối tiêu đề
  • Sapo dẫn dắt câu chuyện
  • Sapo phác họa chân dung
  • Sapo mô tả hoàn cảnh
     

Trên đây, bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn về những vấn đề xoay quanh sapo là gì và cách viết một sapo chất lượng. 

Nguồn: LADIGI Academy

Blog Category

Tags