KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ DỰ

Khái niệm về chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hầu hết chất lượng các dự án. Đây là khái niệm cần được hiểu rõ và kiểm tra cẩn thận trước khi vận hành một hoặc một khối lượng công việc nhất định. Và người chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo rằng tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng chính là những nhà quản lý dự án. Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm về chất lượng và giúp cho đọc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về tất cả các khái niệm về chất lượng. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tìm hiểu thêm trong các khóa học của chúng tôi.

 

1. So sánh giữa Precision (Độ chính xác) và Accuracy (Độ chính xác đến từng chi tiết)

  • Độ chính xác đến từng chi tiết (Accuracy) được định nghĩa là cách các giá trị đo gần với giá trị đích;
  • Độ chính xác (Precision) là khi các giá trị của các phép đo lặp lại được nhóm lại gần nhau và có độ phân tán thấp.

Có một cách đơn giản để phân biệt sự khác nhau của Độ chính xác (Precision) và Độ chính xác đến từng chi tiết (Accuracy) là ghi nhớ 2 câu sau:

               ACcurate is Correct (or Close to real value)
              PRecise is Repeating (or Repeatable)

Một điểm quan trọng cần nhớ là hai khái niệm này rất quan trọng trong việc đo lường. Trong quản trị kinh doanh, khi kết quả giả định vừa mang cả Độ chính xác (Precision) và Độ chính xác đến từng chi tiết (Accuracy), điều này có nghĩa là bạn đang rất gần với giá trị đúng.

2. So sánh Quality (Chất lượng) và Grade (Cấp độ):
  • Quality (chất lượng) là thước đo cách thức sản phẩm phù hợp với yêu cầu, là sự phù hợp với mức độ sử dụng dự kiến.
  • Grade (cấp độ) là thước đo mức độ mà sản phẩm dự kiến ​​sẽ thực hiện.

Nó có thể không phải là một trở ngại nếu một sản phẩm cấp thấp phù hợp (một sản phẩm có số lượng tính năng hạn chế) có chất lượng cao (không có khuyết điểm rõ ràng). Trong trường hợp này, sản phẩm sẽ được coi là phù hợp cho mục đích sử dụng chung.

Nó có thể là một vấn đề nếu một sản phẩm cao cấp nhưng lại như một sản phẩm có nhiều tính năng có chất lượng thấp (nhiều khiếm khuyết). Trong thực tế, một bộ tính năng cao cấp sẽ không chứng minh được hoặc mức độ hiệu quả do chất lượng thấp. 

3. So sánh Preventions (Ngăn chặn) và Inspection (Kiểm tra)
  • Preventions (Ngăn chặn) là tìm ra các lỗi trong quá trình thực hiện. Bằng cách tạo danh sách kiểm tra, đào tạo thêm cho nhân viên về phương pháp thử nghiệm, tạo kế hoạch kiểm tra hiệu quả, sau đó những nhà quản lý dự án sẽ lên các hành động để ngăn chặn những lỗi đó.
  • Inspection (Kiểm tra) là về việc kiểm tra các sản phẩm bằng việc tìm thấy tất cả khiếm khuyết hoặc sai lệch  so với các yêu cầu, để khách hàng có được các sản phẩm như momg muốn, do đó tránh mắc lỗi đối với khách hàng.