Thành công được gặt hái một cách tốt nhất khi bạn trở lên rõ ràng về mục tiêu nhưng mềm dẻo về quá trình đạt đến đó.
Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất được thực hiện bởi những người thành đạt. Khi bạn đặt ra một mục tiêu rõ ràng cho bản thân bạn và lập một kế hoạch, bạn thường có một ít tưởng rất hay về những gì bạn sẽ phải làm để đạt được bất kì điều gì bạn muốn đạt. Tuy nhiên, hàng ngàn thứ có thể thay đổi, mỗi thứ đó đòi hỏi những thay đổi trong kế hoạch của bạn.
Những người sáng tạo và lạc quan nhất là những người luôn cởi mở, mềm dẻo và hay thay đổi trong sự đối mặt với những thay đổi không ngừng và không thể tránh được mà họ cần cần phải tạo ra khi họ tiến tới mục tiêu.
Nếu bạn học luật mềm dẻo của những người thành công, bạn sẽ rút ra được 4 bài học vận dụng vào đời sống cũng như công việc của mình.
1. HỆ QUẢ ĐẦU TIÊN CỦA LUẬT MỀM DẺO LÀ LIÊN TỤC TRẢI NGHIỆM SỰ CHỊU ĐỰNG VÀ THẤT VỌNG THƯỜNG LÀ MỘT DẤU HIỆU CHỈ RA RẰNG BẠN ĐANG LÀM ĐIỀU KHÔNG ĐÚNG.
Bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng bạn đang cố gắng quá vất vả và đạt được quá ít kết quả, hãy chuẩn bị lùi lại và kiểm tra lại kế hoạch của bạn. Đảm bảo rằng mục tiêu mà bạn đang hướng tới vẫn là mục tiêu mà bạn mong muốn. Cân nhắc khả năng chiến lược bạn chọn là sai làm trong hoàn cảnh này. Hãy chuẩn bị xem xét lại và thay đổi hướng tiếp cận của bạn. Đặc biệt là, hãy đưa bản ngã của bạn thoát ra khỏi con đường đó. Hãy quan tâm nhiều hơn tới những gì đúng hơn là ai đúng.
Hãy phát triển sự sắp xếp trong trí óc giống như một lập trình viên máy tính. Khi anh ta thiết kế một chương trình máy tính, anh ta biết rằng chương trình sẽ có rất nhiều chỗ sai sót khi nó được hoàn thành. Không có chương trình máy tính nào đã từng làm việc một cách hoàn hảo trong lần chạy đầu tiên.
Tuy nhiên, người lập trình viên chấp nhận điều này như một thực tế của cuộc sống và sau đó bắt đầu quay trở lại toàn bộ chương trình, từng dòng một, khắc phục những khiếm khuyết. Khi lập trình viên kết thúc, chương trình sẽ hoạt động một cách hoàn hảo.
Cũng tương tự như vậy, bất kì khi nào mà kế hoạch của bạn dường như không thành công, thay vì tiến tới mạnh hơn, bạn hãy dừng lại và đánh giá lại tình hình. Xem xét khả năng bạn có thể sai lầm ở chuỗi hành động hiện tại. Liên tục kiểm tra kế hoạch của bạn cho đến khi chúng không còn lỗi và chúng cho phép bạn tiến về trước một cách êm ả, không còn lo lắng bị thất bại nữa.
2. HỆ QUẢ THỨ HAI CỦA LUẬT NÀY LÀ SỰ TỰ DO TRONG ĐỜI BẠN CHỈ NHIỀU NHƯ LÀ SỐ LƯỢNG NHỮNG LỰA CHỌN ĐÃ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN TỐT SẴN CÓ ĐỐI VỚI BẠN
Sự tự do và hạnh phúc của bạn được quyết định rất nhiều bởi số lượng của những thay đổi mà bạn đã phát triển trong trường hợp sự lựa chọn đầu tiên của bạn không có tác dụng. Bạn càng có nhiều những chọn lựa và thay đổi được phát triển kĩ càng, bạn càng có nhiều tự do. Nếu một tiến trình hành động không phát triển như bạn đã mong đợi, bạn sẽ phải chuẩn bị kĩ càng để chuyển sang một cái khác.
Chính bài tập phát triển những thay đổi tạo khả năng cho bạn suy nghĩ một cách rõ ràng hơn. Càng có nhiều sự lựa chọn, bạn càng có nhiều tự do và mềm dẻo. Càng có nhiều sự lựa chọn, càng có nhiều khả năng là một trong số chúng sẽ có hiệu quả và cho phép bạn đạt được mục đích của mình.
3. HỆ QUẢ THỨ BA CỦA LUẬT MỀM DẺO LÀ: KHỦNG HOẢNG LÀ THAY ĐỔI ĐANG CỐ XẢY RA.
Bất cứ khi nào bạn trải qua một cuộc khủng hoảng hay một trở ngại gì, hãy đứng lại một lát và tự hỏi: Thay đổi gì đang cố gắng xảy ra ở đây vậy? Thông điệp chứa trong khủng hoảng này là gì?
Bạn có thể đang có khủng hoảng trong công việc của bạn, trong các mối quan hệ cá nhân của bạn, với sức khỏe của bạn hoặc với công việc kinh doanh của bạn. Trong phần lớn mọi trường hợp, một sự khủng hoảng là một dấu hiệu chỉ ra rằng một cái gì đó hoàn toàn sai và việc tìm kiếm một tiến trình hành động tương tự chỉ làm cho nó tồi tệ thêm. Sự thay đổi đang cố gắng xảy ra trong đời bạn ngay bây giờ là gì?
Hệ quả thứ tư của Luật mềm dẻo là Những giả định sai lầm nằm ở căn nguyên của mọi thất bại.
Liệu bạn có đứng vững như cậy sậy trước bão tố
Xem thêm: Bạn có linh hoạt như cây sậy luôn đứng vững giữa bão tố?
Hầu như mọi thất bại mà bạn trải qua đều do một giả định không chính xác mà bạn đã tạo ra hay chấp nhận mà không hoài nghi. Bạn nên đặt câu hỏi cho những giả định của mình mà làm cho chúng trở nên dễ hiểu, đặc biệt là khi mọi việc không tiến triển tốt như là bạn mong muốn.
Những giả định của bạn là gì? Những giả định minh bạch của bạn là gì, Những cái mà bạn hoàn toàn có ý thức về nó? Những giả định ngầm của bạn là gì, những giả định không có ý thức mà bạn có thể chấp nhận mà không nghi vấn?
Sẽ ra sao nếu phần lớn những giả định mà bạn ấp ủ là sai? Những thay đổi gì bạn phải tạo ra? Bạn sẽ thay đổi tiến trình hành động của mình thế nào nếu một cái gì đó bạn đang giả định là đúng lại hóa ra không đúng?
Bất kì khi nào bạn tạo ra những quyết định đúng đắn và bạn đạt được mục đích đúng tiến độ, đó là vì những giả định những giả định bạn đang điều khiển xem ra phù hợp với thực tế của hoàn cảnh. Bất kì khi nào bạn trải qua thất bại, thoái trào và sự đảo ngược kết quả, điều đó thường có nghĩa là có điều gì đó sai với giả thuyết cơ sở của bạn, những giả định của bạn.
Rất nhiều người đi đến khánh kiệt bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của họ bởi vì họ giả định rằng có đủ thị trường cho hàng hóa hay dịch vụ mà họ cung cấp. Họ cho rằng khách hàng sẽ bỏ những nhà cung cấp hiện tại để đến với họ và thế là họ tiến vào thị trường. Đôi khi họ cho rằng họ có tài năng, kĩ xảo, và khả năng cung cấp hàng hóa hay dịch vụ với giá cạnh tranh và vẫn tạo ra được lợi nhuận. Có thể chẳng có giả định nào trong đó đúng hết. Nếu thậm chí chỉ có một giả định sai thôi thì cũng có thể dẫn đến sụp đổ về tài chính.
Việc bạn sẵn sàng đặt câu hỏi cho những giả định của mình, kiểm tra những giả định của mình một lần nữa bằng thực tế, kết hợp với sự sẵn sàng chấp nhận khả năng bạn có thể sai lầm, là loại thái độ sau cùng sẽ dẫn bạn đến thành công vĩ đại. Sự mềm dẻo có lẽ là phẩm chất đơn nhất quan trọng nhất mà bạn có thể vận dụng để đạt được thành công trong kinh doanh trong nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng của chúng ta. Đó là biểu hiện của đầu óc thông minh.
Nguồn: Nhịp sống kinh tế