Dạo gần đây, dạo qua những gian hàng bày bán đồ lưu niệm tại các đền, chùa hay thậm chí ngay cả trong những cửa hàng lưu niệm bình thường, người ta thường bắt gặp các bức tượng “Bớt nghe bớt nói bớt nhìn ”.
- BỚT NGHE - BỚT NÓI - BỚT NHÌN - Để tâm thanh tịnh cho mình bình an
- Không nghe điều sai ( Mizaru)
- Không nói điều bậy ( Iwazaru)
- Không nhìn điều trái (Kikazaru)
- Không làm điều quấy (Shizaru)
Đây là một vật lưu niệm vô cùng hot hiện nay, không chỉ bởi cái tên kì lạ của nó mà còn bởi những ý nghĩa của các bức tượng này.
Hình dáng bốn bức tượng
Khi bắt gặp những bức tượng này, trước hết bạn sẽ thấy vô cùng thích thú trước hình dáng vô cùng đáng yêu của bức tượng. Những bức tượng được làm theo hình những vị tiểu hoàng thượng rất đáng yêu với những nét vẽ sinh động cùng với dáng người nhỏ nhắn.
Thoạt đầu nhìn vào, bạn sẽ tưởng đây là những đứa trẻ con nhưng khi nhìn kĩ lại, đây là những vị tiểu hòa thượng.
Bốn vị tiểu hoàng thượng này mặc những bộ quần áo màu sắc khác nhau. Vị mặc áo màu xanh, vị mặc áo màu nâu, có vị lại mặc áo màu vàng.
Bộ quần áo mà các bức tượng mang trên mình là áo cà sa, một loại quần áo vô cùng quen thuộc đối với những ai theo đạo Phật. Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đây là bức tranh về bốn vị hòa thượng.
Một điểm đặc biệt khiến cho những ai từng nhìn thấy bốn bức tượng này cũng cảm thấy thú vị đó là những hành động mà bức tượng đã làm.
Có bức đưa tay che mồm, bức tượng khác bịt tai, có bức che mắt còn bức còn lại chống tay vào má mỉm cười. Khi nhìn thấy những bức tượng này, nhiều người đã liên tưởng ngay đến câu nói “Bớt nghe bớt nói bớt nhìn”.
Quả thật như vậy, bốn bức tượng đáng yêu này đã mang đến một ý nghĩa sâu sắc thông qua câu nói trên. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những ý nghĩa ẩn chứa bên trong bức tượng nhé
Bớt nghe
Với vế đầu tiên của câu “Bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn”, đây giống như là một lời khuyên đối với con người. Có người cho rằng bớt nghe ở đây có nghĩa con người hãy bỏ ngoài tai những lời phê phán, chê bai của người khác đối với mình, như thế tâm hồn mình sẽ nhẹ nhõm, không phải suy nghĩ nhiều.
Theo một đạo lý của người Nhật, đây có ý nói rằng con người đừng dùng tai để quyết đoán mọi việc. Nó còn phụ thuộc vào những gì bạn nhìn thấy, cảm nhận được. Vậy thực sự, ý nghĩa nào đúng đối với trường hợp này?
Đối với mỗi người khác nhau, câu nói này lại có một ý nghĩa khác nhau. Bớt nghe muốn khuyên bạn bỏ ngoài tai những lời chê bai, nhận xét không đúng mực đồng thời muốn bạn hãy suy xét kĩ mọi việc, đừng vì những gì bạn nghe được mà suy đoán.
Đặc biệt, cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thách thức, bạn đừng nên nghe những việc không nên biết vì như thế sẽ gây nên nguy hiểm cho bạn.
Bớt nói
Dân gian có câu “Cái miệng làm hại cái thân”. Thực sự như vậy, mỗi một câu nói của chúng ta tưởng chừng như vô nghĩa lại có thể mang đến điều xấu đối với người khác, có thể gây hại đối với chính bản thân mình.
Bức tượng tiểu hòa thượng che mồm không phải muốn nói với các bạn không được phép nói chuyện mà muốn khuyên các bạn cẩn thận trong lời ăn tiếng nói của mình.
Lời nói có thể đem đến cho bạn thành công nhưng cũng có thể đem đến cho bạn nguy hiểm nếu như bạn không sử dụng lời nói một cách đúng đắn.
Nhiều người có tài ăn nói khéo léo đã trở thành những người dẫn chương trình, người kể chuyện, MC,… Trái ngược với điều ấy, có những người dùng lời nói của mình để vu oan cho người khác, nói xấu sau lưng người khác, chửi bới người khác, việc ấy là điều mà không ai nên làm.
Cẩn thận trong lời ăn tiếng nói của mình sẽ giúp bạn giảm thiểu được những kết quả xấu do lời nói gây ra. Trước khi nói bạn hãy suy nghĩ thật kĩ xem lời nói của mình có gây hại không.
Khi được người khác kể cho những câu chuyện bí mật, bạn đừng vội nói cho người khác vì như thế sẽ ảnh hưởng đến bản thân người kể cũng như mang tiếng xấu đến cho bạn.
Bớt nhìn
Trong cuộc sống, đôi khi những gì chúng ta nhìn thấy trước mắt lại không phải là sự thật mà đằng sau nó còn ẩn chứa nhiều câu chuyện mà bạn không thể thấy được.
Chính vì thế, bạn đừng vội vàng thông qua việc nhìn mà kết luận sự việc, hãy dùng đôi tai để có thể lắng nghe được những câu chuyện xoay xung quanh việc đó. Như vậy bạn có thể phán đoán sự việc một cách đúng đắn nh.
Không phải những điều ta nhìn thấy đều là những điều vui, có những điều khiến chúng ta buồn bã, tức giận. Khi gặp những việc ấy, ta hãy coi như mình chưa từng thấy nó để có thể giữ được tâm hồn thanh tịnh, nhẹ nhàng, thoải mái.
Bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn
Thông qua bốn bức tượng tiểu hòa thượng, người tạo nên những sản phẩm này muốn nhắc nhở chúng ta “bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn”. Hãy lắng nghe, nhìn và nói đúng lúc, đúng cách để có thể giúp ích cho chúng ta.
Đừng quá bận tâm vào những gì làm chúng ta phiền lòng để có thể giữ cho mình sự bình tĩnh, thoải mái. Tuy nhiên có những lời nhận xét, sự việc giúp chúng ta nhận ra được những bài học, phát triển được bản thân.
Đặc biệt, hãy suy xét sự việc thông qua việc lắng nghe và quan sát từ nhiều phía, đừng chỉ quyết định khi mới biết một phía. Nó sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề và giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn không chỉ cho mình và cho cả những người khác.
BỚT
Bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn
Để tâm thanh tịnh cho mình bình an
Bớt si, bớt giận, bớt tham
Để tâm thanh tịnh, bình an cho mình.
Bớt khen, bớt trọng, bớt khinh
Để tâm vắng lặng cho mình bình an.
Bớt ngã mạn, bớt tham tàn
Bớt đi cho sạch, bình an cho mình.
Bớt hơn thua, bớt nhục vinh
Để tâm trống rỗng, cho mình yên vui.
Bớt cười vui, bớt ngậm ngùi
Để cho tâm rỗng, an vui cõi lòng.
Bao giờ tâm rỗng như không
Nhìn đời tỉnh táo, trong lòng an nhiên.
Thích Chân Tín
Bốn bức tượng tiểu hoàng thượng “bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn” không chỉ là một món quà kỉ niệm đơn thuần mà còn là một lời nhắc nhở đầy ý nghĩa đối với con người.
Bạn có thể mua về đặt lên bàn làm việc hay tặng nó cho những người thân của mình để nhắc họ hãy luôn giữ bình tĩnh và sự suy xét sự việc đúng đắn nhất có thể.